Chớm hè, cẩn trọng với bệnh viêm não Nhật Bản

Muỗi là con đường trung gian lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản gia tăng, làm sao để phòng bệnh?

Không tiêm vaccine, trẻ nguy kịch vì viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản ở trẻ: Mẹ cần biết để cứu con

Viêm não Nhật Bản ở trẻ: Mẹ cần biết để cứu con

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 68.000 ca viêm não Nhật Bản xảy ra mỗi năm. Thống kê cho thấy, tỷ lệ tử vong do viêm não Nhật Bản là 25 - 30%. Ngoài ra, 50% bệnh nhân có di chứng thần kinh kéo dài suốt đời. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng trẻ em dưới 15 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao và gặp các biến chứng nguy hiểm nhất.

Bệnh lây truyền như thế nào?

Nguyên nhân bị viêm não Nhật Bản chủ yếu là do một loại virus thuộc nhóm flavivirus gây ra, có thể ảnh hưởng đến cả người và động vật. Virus gây bệnh được truyền từ động vật sang người thông qua vết muỗi đốt. Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là lợn, trâu... và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm virus sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh.

Tại Việt Nam, loại muỗi truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc, tăng nhiều vào những tháng mùa nóng. Muỗi có mật độ cao ở vùng đồng bằng và trung du, sinh sản mạnh nhất là vào mùa hè (chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 7) và hoạt động mạnh vào buổi tối.

Tuy nhiên bệnh viêm não Nhật Bản không có khả năng lây trực tiếp từ người sang người. Trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người thân mắc bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

Biến chứng nguy hiểm

Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể để lại những biến chứng rất nặng nề như viêm phổi, viêm phế quản, viêm bể thận - bàng quang, loét nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, còn có thể gặp một số có di chứng muộn sau một năm hoặc lâu hơn như động kinh, Parkinson. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao thường gặp ở những bệnh nhân có triệu chứng như co giật, hôn mê sâu, tổn thương hành não.

Bệnh nguy hiểm nhưng phòng ngừa được

Bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên tiêm vaccine là cách phòng bệnh hữu hiệu nhất. Tiêm chủng với 3 liều cơ bản: Mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần; Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3 - 4 năm, tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Lưu ý, một số người có thể xảy ra phản ứng với vaccine như: Đau cánh tay (khoảng 20%), đau nhẹ và đau cục bộ ở một số vùng trên cơ thể (khoảng 10%), dị ứng (khoảng 1%). Tất cả người tiêm vaccine đều được yêu cầu theo dõi trong 30 phút, tuy nhiên phản ứng này cũng có thể xảy ra ít nhất 10 ngày sau khi chủng ngừa. Nên tránh sử dụng các đồ uống có chất cồn trong vòng 48h sau khi tiêm.

Ngoài ra, để phòng bệnh viêm não Nhật Bản, cần thường xuyên giữ gìn vệ sinh môi trường, chủ động thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng bọ gậy tại hộ gia đình. Vệ sinh chuồng trại thường xuyên để muỗi không có nơi cư trú.

Lê Tuyết H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội