Tại sao căng thẳng khiến chúng ta già nhanh hơn?

Căng thẳng không chỉ gây ra nếp nhăn mà còn làm giảm tuổi thọ của bạn

Đang căng thẳng, muốn "phát điên" - hãy ăn ngay các 10 món này

Hết căng thẳng, lo lắng bằng 4 loại tinh dầu này!

5 mẹo giúp bà bầu đối phó với căng thẳng khi mang thai

Làm móng, dưỡng da cũng giảm ngay căng thẳng

TS.BS. Anthony Komaroff - Trường Y Harvard (Mỹ), trả lời:

Chào bạn!

Tôi nghĩ rằng bạn đang nói đến các nghiên cứu về tác động của căng thẳng đang diễn ra trên các tế bào của chúng ta. Mỗi người có tới 13 nghìn tỷ tế bào. Bất cứ cái gì ảnh hưởng đến tuổi đời của tế bào đều khiến chúng ta già đi. Căng thẳng, stress mạn tính khiến tế bào của chúng ta già đi nhanh hơn.

Tế bào của con người cũng có dấu hiệu lão hóa. Một dấu hiệu cho thấy độ tuổi của tế bào chính là chiều dài của telomeres.

Telomeres là gì? Bên trong mỗi tế bào là các nhiễm sắc thể mang hầu hết các gene của chúng ta. Telomeres nằm ở hai đầu của nhiễm sắc thể. Mỗi khi tế bào phân chia, các telomere của nó sẽ ngắn hơn một chút.

Điều này có liên quan gì đến stress? Năm 2004, Giáo sư Elizabeth Blackburn và bác sỹ Elissa Epel thuộc Trung tâm Y tế Đại học California-San Francisco (Mỹ) đã báo cáo một nghiên cứu về những bà mẹ là những người chăm sóc chính cho những đứa trẻ bị bệnh. Họ phát hiện ra rằng, các telomeres trong các tế bào máu trắng của những phụ nữ này (giúp chống lại nhiễm trùng) ngắn hơn telomeres của những phụ nữ cùng lứa tuổi mà không có những căng thẳng như vậy.

Trên thực tế, các bà mẹ bị căng thẳng thường xuyên có tế bào già hơn khoảng 10 năm tuổi – được đánh giá bởi độ dài của telomeres.

Các nhà khoa học khác cũng thấy mối quan hệ tương tự giữa stress mạn tính và độ dài của telomeres. Họ đã tìm thấy điều này đúng ở mọi lứa tuổi, từ những đứa trẻ mẫu giáo đến người già 60, 80 tuổi. Ví dụ, trẻ em bị bạo hành, trẻ lớn lên trong các trại trẻ mồ côi có telomeres ngắn hơn trẻ ở cùng độ tuổi sống cùng bố mẹ và sống hạnh phúc.

Thậm chí, nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có telomere ngắn hơn dễ bị mắc bệnh và có tuổi thọ thấp hơn.

Trong một bài viết đăng tải trên Tạp chí khoa học Nature, hai nhà khoa học Blackburn và Epel đã viết rằng các nghiên cứu cho thấy, căng thẳng, stress có thể rút ngắn telomeres.

Một số bác sỹ và các nhà khoa học dự đoán rằng, một ngày nào đó chúng ta sẽ đo chiều dài của telomeres trong các tế bào máu như một phần của cuộc kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Họ lập luận rằng điều này sẽ xác định được nguy cơ mắc bệnh và việc có cần thiết phải quản lý căng thẳng hay không.

Căng thẳng, stress ảnh hưởng đến chiều dài của telomeres như thế nào?

Một số hormone được sản xuất quá mức khi bạn bị căng thẳng, stress, đặc biệt là hormone cortisol. Giáo sư Blackburn - người nghiên cứu về telomeres được vinh dự nhận giải Nobel năm 2009, nói rằng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy mức cortisol cao sẽ rút ngắn các telomeres.

Vì vậy, căng thẳng, stress thực sự khiến chúng ta già nhanh hơn.

Điều quan trọng là cần xác định nguyên nhân gây căng thẳng trong cuộc sống của bạn và tìm ra cách làm giảm căng thẳng, mệt mỏi. 

An An H+ (Theo askdoctork)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị