Sốt xuất huyết vào mùa, gia tăng ca mắc

Tiêu diệt muỗi, làm sạch môi trường để ngăn ngừa sốt xuất huyết

Coi chừng bỏ sót triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Trẻ đã mắc sốt xuất huyết có mắc lại nữa không?

Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Thống kê riêng 5 tháng đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc SXH, trong đó, tại khu vực miền Nam, số mắc tăng hơn 35%. Dự báo, dịch SXH trong thời gian tới sẽ có diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, nhất là tại các tỉnh phía Nam do mùa mưa sắp tới.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, hiện chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, để phòng ngừa, người dân cần chủ động loại bỏ điều kiện sinh sản của muỗi bằng cách vệ sinh môi trường, làm sạch dụng cụ chứa nước và áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân. Đồng thời phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.

Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ C, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Dù bạn cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ bớt sốt một thời gian ngắn sau đó lại sốt cao. Tình trạng sốt cao thường kéo dài từ 2 - 7 ngày. Đồng thời kèm theo các biểu hiệu như:  Nôn mửa, đi ngoài ra máu, có thể đau bụng, đau dữ dội, đau ở vùng dưới sườn bên phải.

Ở trẻ còn bú mẹ thường kèm theo dấu hiệu ho, tiêu chảy, ói, khác với trẻ lớn mắc bệnh sốt xuất huyết ít khi bị tiêu chảy.

Với trẻ lớn hơn thì cũng có dấu hiệu sốt nhưng sốt nhẹ, đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và cũng có các dấu hiệu xuất huyết.

Khoảng các ngày thứ 3 -  6 của bệnh, trẻ bị trụy tim mạch là triệu chứng nặng, với biểu hiện: Trẻ hết sốt nhưng lừ đừ, bứt rứt, lạnh tím tay chân, vã mồ hôi, mạch nhẹ khó bắt, huyết áp khó đo, đi tiểu ít. Nếu bạn phát hiện con mình có một hay nhiều triệu chứng nói trên, cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn