Nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Tuổi tác, di truyền, các bệnh về tim... đều có thể gây rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi không?

Chung sống hòa bình với rối loạn nhịp tim & ngoại tâm thu

TPCN Ninh Tâm Vương – Giúp ổn định nhịp đập trái tim

Rối loạn nhịp tim - Chớ coi thường!

Bất cứ ai trong chúng ta đều sẽ cảm thấy tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực ít nhất một lần trong đời, đây cũng là rối loạn nhịp tim nhưng nó thường vô hại. Còn khi tim đập nhanh trong thời gian dài, kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, choáng, ngất có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch, khiến người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng do rối loạn nhịp tim gây ra, thậm chí là tử vong. Vì vậy, việc phát hiện sớm rối loạn nhịp tim sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt kết quả cao hơn và cải thiện sớm chất lượng cuộc sống người bệnh.

Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể không xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu, đặc biệt là những thể rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng. Còn đôi khi nhiều người có biểu hiện rõ ràng của rối loạn nhịp tim như hồi hộp, trống ngực, tăng nhịp tim… lại không quá nguy hiểm và không xác định được chứng loạn nhịp tim tại thời điểm khám bệnh. Sau đây là những triệu chứng thường gặp ở một số dạng rối loạn nhịp tim khác nhau:

Rối loạn nhịp tim nhanh

Rối loạn nhịp tim chậm

Rung nhĩ

- Khó thở

- Chóng mặt

- Ngất xỉu

- Rung trong lồng ngực

- Đầu óc quay cuồng

- Yếu

- Đôi khi không có triệu chứng

- Đau thắt ngực

- Mất tập trung

- Lẫn lộn

- Chóng mặt

- Mệt mỏi

- Đầu óc quay cuồng

- Đánh trống ngực

- Khó thở

- Ngất

- Gặp khó khăn khi tập thể dục

- Đôi khi không có triệu chứng

- Đau thắt ngực

- Khó thở

- Chóng mặt

- Đánh trống ngực

- Ngất

- Yếu

- Đôi khi không có triệu chứng

(Triệu chứng rung nhĩ thường tiến triển nhanh)

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Thông thường, trái tim của người trưởng thành khỏe mạnh đập 60 – 100 nhịp/phút. Vận động viên thường có nhịp tim thấp hơn (dưới 60 nhịp/phút) vì tim của họ làm việc hiệu quả hơn. Tim được chia thành 4 khoang là tâm nhĩ trái, tâm thất trái, tâm nhĩ phải, tâm thất phải và các xung điện ở tim được dẫn truyền theo một lộ trình chính xác tới các vùng của tim thông qua hệ thống thần kinh tim và cơ tim, từ đó giúp tim hoạt động đều đặn theo quy luật. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong quá trình phát hay dẫn truyền xung điện đều có thể gây rối loạn nhịp tim.

Sau đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới quá trình dẫn truyền thần kinh tim, làm tim đập sai nhịp, chẳng hạn như:

- Uống quá nhiều bia, rượu, cà phê.

- Lạm dụng ma túy, thuốc lá.

- Bệnh đái tháo đường.

- Bệnh tim: Bệnh mạch vành, bệnh của cơ tim, van tim.

- Bệnh cường giáp.

- Tăng huyết áp.

- Sẹo mô tim: Tim bị thay đổi cấu trúc không được cung cấp đủ máu hoặc mô tim bị hỏng/chết. Tình trạng này thường xuất hiện sau nhồi máu cơ tim.

- Một vài loại thuốc điều trị, thảo dược, thực phẩm chức năng.

Ở người khỏe mạnh, rối loạn nhịp tim thường qua đi rất nhanh, trừ khi gặp các yếu tố gây loạn nhịp tim như lạm dụng thuốc, ma túy, chất kích thích hoặc sốc điện.

Ở người khỏe mạnh, rối loạn nhịp tim thường qua đi rất nhanh

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim

- Tuổi tác: Theo thời gian, cơ tim sẽ dần suy yếu và giảm độ linh hoạt, ảnh hưởng đến sự dẫn truyền xung điện.

- Di truyền: Những người bị dị tật tim bẩm sinh có nguy cơ rối loạn nhịp tim cao hơn.

- Bệnh về tim: Hẹp động mạch, nhồi máu cơ tim, van tim không hoạt động đúng cách, từng phẫu thuật tim và bệnh cơ tim có thể gây rối loạn nhịp tim.

- Bệnh tuyến giáp: Người bị suy giáp hoặc cường giáp có nhiều khả năng bị rối loạn nhịp tim.

- Thuốc men: Một số loại thuốc như thuốc ho và thuốc cảm chứa pseudoephedrine có thể góp phần phát triển rối loạn nhịp tim.

- Bị tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành cũng như các vấn đề về tim khác làm cho các xung điện không hoạt động đúng cách.

- Béo phì: Béo phì có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm đái tháo đường type 2, ung thư, bệnh tim mạch và rối loạn nhịp tim.

- Bệnh đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường dễ gặp phải biến chứng, tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim so với người không mắc bệnh.

- Ngưng thở khi ngủ: Có thể gây rối loạn nhịp tim chậm và rung nhĩ.

- Mất cân bằng điện giải: Các chất điện giải như kali, calci, natri và magne giúp kích hoạt và dẫn truyền xung điện trong tim. Nồng độ chất điện giải quá cao hoặc quá thấp có thể trực tiếp gây rối loạn nhịp tim.

- Lạm dụng rượu, bia: Có thể gây rung nhĩ.

- Dùng nhiều caffeine: Caffeine có trong cà phê, trà, cacao làm tim đập nhanh hơn.

- Dùng ma túy: Amphetamine và cocaine có thể gây rung thất.

Nếu bạn đã có dấu hiệu của chứng rối loạn nhịp tim hoặc “sở hữu” nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh này, bạn nên dành thời gian đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, có thể sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần như khổ sâm, đan sâm, vàng đằng, taurin… để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các triệu chứng, biến chứng do rối loạn nhịp tim gây ra.

Kim Chi H+ (Theo Medicalnewstoday)


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch