Điều trị hội chứng ống cổ tay thế nào?

Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người làm việc văn phòng

Những biểu hiện của hội chứng ống cổ tay

Làm cách nào để giảm đau nhanh do hội chứng ống cổ tay?

Tự xoa bóp điều trị hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay và cách điều trị

Chào bạn!

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay, đôi khi có thể lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay, do dây thần kinh giữa ở cổ tay bị chèn ép gây ra.

Khi dây thần kinh giữa chạy trong ống cổ tay bị chèn ép sẽ gây ra các triệu chứng: Đau, tê tay ảnh hưởng đến ngón cái, trỏ, giữa và ngón tay đeo nhẫn. Tình trạng tê tay thường xuất hiện nhiều vào ban đêm có thể do tư thế ngủ đè một bên người hoặc tư thế gập cổ tay, tê nhiều làm người bệnh giật mình tỉnh dậy.

Trong một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay nhưng hiếm khi qua khuỷu lên đến vai.

Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người thừa cân, phụ nữ mang thai và những người làm một số nghề phải vận động cổ tay nhiều. Những người bị đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và suy giảm tuyến giáp có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao hơn.

Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay. Nếu bạn bị nhẹ thì có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giảm triệu chứng:

- Nghỉ ngơi trong ít nhất 2 tuần, tránh bất kỳ hoạt động nào sử dụng nhiều đến cổ tay, bàn tay.  

- Nẹp hay bao cổ tay: Dùng nẹp cổ tay ban đêm khi ngủ hoặc bao cổ tay ban ngày khi làm việc.

- Sử dụng các bài tập cho tay. Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trước khi thực hiện.

- Thuốc: Sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid, các corticosteroid tiêm tại chỗ hay thuốc uống để cải thiện hội chứng ống cổ tay.

- Châm cứu: Châm cứu có thể là lựa chọn cho những người bị hội chứng ống cổ tay nặng nhưng không muốn phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp này thường tốn thời gian và chi phí.

Khi các phương pháp điều trị này không hiệu quả hoặc khi tổn thương chèn ép thần kinh ở mức độ nặng, teo cơ nhiều, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay, giải phóng thần kinh giữa bị chèn ép. Có hai phương pháp phẫu thuật là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff - Trường Y Harvard

 Tại sao bị đái tháo đường và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bệnh thận? - Ảnh 4Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff là Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard và biên tập viên của Harvard Health Letter.

Với kinh nghiệm, kiến thức y học và việc được tiếp cận với cácnghiên cứu mới nhất đã giúp Tiến sỹ Komaroff giải đáp hàng ngàn câu hỏi từ bệnh nhân trong những năm qua.

Ông đã viết hơn 200 bài báo và chương sách giáo khoa và là biên tập viên cho các cuốn sách hướng dẫn chăm sóc y tế gia đình bán chạy nhất tại Mỹ.


Gia Hân H+ (Theo Ask Doctor K)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị