Thiếu máu não: Nhẹ thành nặng do chủ quan

Ngừng tuần hoàn não 4 phút, tế bào thần kinh sẽ bị phá hủy và gây ra những biến chứng nghiêm trọng

Tai biến mạch máu não: Những điều cần biết

Chớ coi thường thiếu máu não

Thiếu máu não - Choáng một cái là... chết!

Cách cấp cứu người bị thiếu máu não

Theo thống kê, thiếu máu não là nguyên nhân gây ra khoảng 10 – 15% số ca tai biến. Hơn nữa, chỉ cần một động mạch bị huyết khối gây tắc hoàn toàn hoặc bị vỡ, người bệnh thiếu máu não sẽ có nguy cơ nhũn não, xuất huyết não, hôn mê, tàn phế… có thể dẫn tới tử vong trong các trường hợp xuất huyết não nặng. Khi bị thiếu máu, hoạt động thần kinh của não bộ sẽ bị suy giảm. Theo y học cổ truyền, một trong những tác nhân trực tiếp gây thiếu máu não là do thoái hóa đốt sống cổ, xơ vữa hay một cục máu đông làm hẹp, co thắt hoặc tắc nghẽn một mạch máu ở não. 

Biểu hiện ban đầu của bệnh bao gồm: Chóng mặt, đau đầu, ngủ không sâu giấc, cáu gắt, hay quên, không tập trung… Đó là những triệu chứng nhẹ nên người bệnh ít để ý. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều di chứng nặng nề như nói ngọng hoặc không nói được nữa, ngất xỉu, đi đứng không vững…

Chóng mặt, đau đầu là các triệu chứng thiếu máu não dễ bị bỏ qua

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp các bệnh mạch não ở vị trí thứ ba trong danh sách bệnh gây tử vong cao nhất, chỉ sau bệnh ung thưtim mạch. Vị trí này không hề thay đổi kể từ năm 1990 đến nay.

Để phòng ngừa kịp thời căn bệnh này cũng như giảm thiểu các di chứng, các đối tượng nguy cần cần theo dõi tình trạng sức khỏe hàng ngày. Ngay khi có các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, ngủ không sâu giấc, cáu gắt… không rõ nguyên nhân, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tại các bệnh viện lớn để xác định xem có phải tình trạng thiếu máu não không.

Ngoài ra, người bệnh cần ăn nhiều cá, rau xanh, hoa quả tươi; Điều chỉnh chế độ sinh hoạt như không hút thuốc lá, không uống bia, rượu, hạn chế ăn mỡ động vật. Các hình thức vận động phù hợp như đi bộ, khí công, yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền, luyện thở cũng giúp tăng khả năng điều hòa, góp phần giảm bớt sự hẹp lòng mạch giúp làm giảm nguy cơ thiếu máu não và một số bệnh như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch... Đặc biệt, người bệnh nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tránh lo âu căng thẳng.

Người bệnh cần được điều trị bằng cách bồi bổ khí huyết, hoạt huyết và ức chế hình thành mảng xơ vữa, từ đó, tái lập sự cung cấp máu theo nhu cầu của não. Một số thảo dược có thể được dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cho chứng bệnh này bao gồm: Huyết Sâm, Ngưu Tất, Xuyên Khung (có tác dụng giãn mạch máu, tăng tốc độ vi tuần hoàn, ức chế và làm chậm quá trình hình thành các mảng vữa xơ động mạch, trục huyết ứ, tiêu cục máu đông, bổ huyết); Địa Long, Bạch Thược, Toan Táo Nhân, Viễn Chí (thanh nhiệt, hạ áp, thông kinh lạc, dưỡng huyết, an thần).

Thiện Bình (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh