Nước mũi màu xanh và màu vàng: Có cần phải uống thuốc kháng sinh?

Nước mũi màu xanh là do có lẫn vi khuẩn trong đó

Bắt bệnh qua màu nước mũi

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị chảy nước mũi, sổ mũi thường xuyên?

Người cao tuổi bị chảy nước mắt và nước mũi liên tục là mắc bệnh gì?

Chảy nước mũi và ngạt mũi khi dùng điều hòa có phải do dị ứng điều hòa?

Theo các chuyên gia, xác định loại nhiễm trùng dựa trên màu sắc của nước mũi sẽ không chính xác. Cả nhiễm virus và vi khuẩn đều có thể làm thay đổi màu sắc của nước mũi, dịch nhầy. Vì vậy, đừng nhìn màu sắc của nước mũi để uống thuốc kháng sinh! 

Tại sao nước mũi, dịch nhầy trong mũi thay đổi màu sắc? 

Thông thường, khi bị cảm lạnh, nước mũi ban đầu sẽ trong suốt. Khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể và khiến bạn bị bệnh, một trong những cách đầu tiên mà cơ thể chống lại sự lây nhiễm là tạo ra dịch nhầy để cố gắng loại bỏ virus. Sau vài ngày, các tế bào miễn dịch sẽ tác động và biến dịch nhầy thành màu trắng hoặc vàng. Nếu vi khuẩn có lẫn trong dịch nhầy, nó có thể chuyển sang màu xanh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cần uống thuốc kháng sinh.

Vi khuẩn hầu như lúc nào cũng có trong cơ thể chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng khiến ta bị bệnh hoặc cần phải uống thuốc kháng sinh để khỏe hơn. 

Bạn chỉ nên uống thuốc kháng sinh khi được bác sỹ kê đơn, tránh tự ý dùng thuốc

Nước mũi màu xanh và màu vàng: Khi nào cần lo lắng? 

Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn 2 tuần hoặc nếu bạn cảm thấy khỏe hơn nhưng sau đó lại bị bệnh, thường là sốt cao hơn và ho, bạn nên đi khám. Bởi đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm trùng và cần được bác sỹ điều trị. 

Bạn không cần phải đi gặp bác sỹ ngay khi thấy dịch nhầy từ mũi chuyển sang màu xanh hoặc màu vàng, nhưng nếu tình trạng bệnh không đỡ hơn sau 2 tuần và bạn bị đau, tắc nghẽn ở xoang, bạn nên đi khám vì đây là dấu hiệu viêm xoang. Bác sỹ sẽ khám và kê đơn thuốc kháng sinh (nếu thấy cần thiết).

Các biện pháp giúp giảm nghẹt mũi, sổ mũi

- Xịt nước muối hoặc thuốc xịt mũi để làm sạch dịch nhầy ra khỏi mũi, xoang;

- Nếu trẻ còn nhỏ, không biết xì mũi, bạn nên nhỏ nước muối vào mũi bé và dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch nhầy ra khỏi mũi, giúp bé dễ thở hơn; 

- Dùng máy tạo độ ẩm, máy phun sương trong phòng ngủ để không khí không quá khô;

- Uống nhiều chất lỏng trong suốt cả ngày.

Vân Anh H+ (Theo verywellhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng