Chú ý 6 nguy hiểm tiềm ẩn với người bệnh rung nhĩ

Người bệnh rung nhĩ cần cẩn thận một số nguy cơ tiềm ẩn sau

Cha mẹ cần biết gì về tình trạng rung nhĩ của con?

Nghiên cứu trái tim người để cải thiện điều trị rung nhĩ

Những lựa chọn điều trị cho người bị rối loạn nhịp tim

Các cách làm giảm căng thẳng cho người bệnh rung nhĩ

Caffeine có thể kích thích rung nhĩ

Uống nhiều caffeine trong cà phê, nước tăng lực… có thể gây kích thích các cơn rung nhĩ xảy ra thường xuyên hơn, kể cả ở những người mới được chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, chỉ tiêu thụ caffeine quá mức (nhiều hơn 1 – 2 ly/ngày) mới gây nguy hiểm.

Đồ uống có cồn có thể gây hại cho tim của bạn

Rượu bia rất nguy hiểm với người bệnh rung nhĩ. Đồ uống có cồn có thể gây ức chế não, đồng thời gây tổn thương các cơ tim, kích thích rối loạn điện tim, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh rung nhĩ. Uống quá nhiều rượu bia trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây ra cơn rung nhĩ ở những người chưa từng được chẩn đoán bệnh trước đó (hội chứng “tim mạch ngày nghỉ lễ”).

Đồ uống có cồn có thể làm trầm trọng thêm bệnh rung nhĩ

Thuốc trị cảm lạnh, thuốc dị ứng có thể kích thích rung nhĩ

Sử dụng các loại thuốc cảm lạnh, thuốc dị ứng khi bị rung nhĩ có thể làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim.

Nguyên nhân là do các loại thuốc này có chứa các chất kích thích gây co mạch và kích thích trực tiếp tới tim, làm tăng nhịp tim. Tốt hơn hết, người bệnh rung nhĩ nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc cảm lạnh, thuốc dị ứng nào.

Cẩn thận một số loại thực phẩm

Nếu bạn bị rung nhĩ và đang phải sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin để ngăn ngừa đột quỵ, hãy cẩn thận một số loại rau xanh như rau chân vịt, cải xoăn… cũng như các loại rau có chứa nhiều vitamin K khác.

Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu

Vitamin K có thể làm giảm các tác dụng chống đông máu của thuốc, làm tăng nguy cơ đột quỵ ở những người bị rung nhĩ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bạn không cần hạn chế vitamin K quá mức mà có thể  sử dụng một lượng vừa phải vitamin K mỗi ngày trong các loại thực phẩm như chuối hay các loại rau màu xanh đậm (rau cải bó xôi, bông cải xanh…)

Bên cạnh đó, người bệnh rung nhĩ cũng nên cận thận với một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin E khi dùng thuốc chống đông máu. Vitamin E có tác dụng làm loãng máu (chống đông máu), chính vì vậy kết hợp với sử dụng thuốc có thể gây phản tác dụng. Một số loại thảo dược có tính an thần như ma hoàng, cây ban âu (St. John's wort)… cũng có thể gây tình trạng tương tự.

Tập thể dục quá sức có thể gây căng thẳng cho tim

Tập thể dục vừa phải có thể giúp người bệnh rung nhĩ kiểm soát cân nặng, cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, tập thể dục với cường độ lớn ngược lại có thể khiến tim phải vận động quá mức, gây ra các cơn rung nhĩ.

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu rối loạn nhịp tim nào trong hoặc sau khi tập thể dục, hãy trao đổi với bác sỹ về cách tập luyện, cường độ tập luyện… để thu được các lợi ích sức khỏe tốt nhất khi tập thể dục.

Căng thẳng, lo âu, trầm cảm tạo áp lực lên tim

Thảo dược Khổ sâm có khả năng thúc đẩy thư giãn mạch máu, giảm kích thích cơ tim, giúp ổn định nhịp tim cho người bệnh rung nhĩ.

Các cảm xúc tiêu cực có thể gây kích hoạt các cơn rung nhĩ. Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người bị rung nhĩ có các triệu chứng lo âu, trầm cảm nghiêm trọng thường trải qua nhiều cơn rối loạn nhịp tim hơn những người bệnh kiểm soát được tâm trạng.

Để làm giảm căng thẳng, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thường xuyên, hoặc trao đổi với bác sỹ về các biện pháp giúp kiểm soát tình trạng căng thẳng, lo âu.

Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương có thành phần chính là Khổ sâm, giúp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim cho người bệnh rung nhĩ.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch