11 sự thật về bệnh Parkinson có thể bạn chưa biết

Có lẽ bạn sẽ thấy bất ngờ với một số sự thật về bệnh Parkinson dưới đây!

Parkinson có phải bệnh di truyền hay không?

Siêu âm tập trung giúp giảm run tay chân cho người bệnh Parkinson

4 bài tập giúp người bệnh Parkinson giữ thăng bằng tốt hơn

Giày laser giúp ngăn ngừa cứng cơ bắp cho người bệnh Parkinson

Parkinson là một bệnh rối loạn vận động

Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh, xảy ra khi các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất dopamine trong vùng não giữa bị chết đi. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, giúp dẫn truyền các tín hiệu thần kinh kiểm soát vận động từ não đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Ai phát hiện ra bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson được khám phá bởi bác sỹ phẫu thuật người Anh, TS. James Parkinson vào năm 1817. Căn bệnh sau này cũng được đặt tên theo tên ông.

Bệnh Parkinson có phổ biến không?

Có khoảng 10 triệu người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới

Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 10 triệu người mắc bệnh Parkinson. Đây là căn bệnh thoái hóa thần kinh liên quan tới tuổi già phổ biến thứ hai, chỉ đứng sau bệnh Alzheimer.

Đa số người bệnh Parkinson phát hiện sau độ tuổi trung niên

Độ tuổi trung bình được chẩn đoán bệnh Parkinson là 56 tuổi. Trong đó, chỉ có khoảng 4% người bệnh được chẩn đoán trước 50 tuổi.

Khi nào bạn được chẩn đoán mắc Parkinson khởi phát sớm?

Bạn sẽ được coi là mắc bệnh Parkinson khởi phát sớm khi được chẩn đoán bệnh trước 40 tuổi. Trường hợp trẻ nhất ghi nhận bệnh Parkinson là một bệnh nhi 12 tuổi.

Bệnh Parkinson được chẩn đoán như thế nào?

Parkinson được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng run tay chân, cứng cơ bắp...

Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có xét nghiệm nào giúp chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson. Các bác sỹ sẽ dựa vào 4 triệu chứng thường gặp để chẩn đoán bệnh: Tình trạng run tay chân, cứng khớp cổ tay - khuỷu tay, suy giảm hoặc vận động chậm chạp, tư thế đứng không vững vàng.

Bệnh Parkinson ảnh hưởng chủ yếu tới nam giới

Nam giới có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao gấp 2 lần so với nữ giới.

Vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh Parkinson. Tuy nhiên, họ cho rằng các yếu tố di truyền, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, kim loại nặng… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các chấn thương đầu, viêm não và đột quỵ cũng có thể liên quan tới bệnh Parkinson.

Điều trị bệnh Parkinson có tốn kém không?

Chỉ tính riêng ở Mỹ, chi phí điều trị cho các bệnh nhân Parkinson đã lên tới khoảng 25 tỷ dollar/năm. Trung bình mỗi người bệnh sẽ phải chi trả khoảng 2.500 dollar/năm cho tiền thuốc. Tiền thực hiện phẫu thuật có thể lên tới 100.000 dollar.

Làm sao để điều trị bệnh?

Hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh Parkinson, nhưng người bệnh có thể dùng thuốc để làm giảm nhẹ các triệu chứng run tay chân, chậm vận động…

Người bệnh Parkinson cũng có thể lựa chọn phẫu thuật kích thích não sâu, sử dụng dòng điện để ngăn chặn các cơn run tay chân cũng như các rối loạn vận động khác.

Có mối liên hệ gì giữa bệnh Parkinson và chứng trầm cảm?

Ngoài tác động tới khả năng chuyển động, chất dẫn truyền thần kinh dopamine cũng có liên quan đến tâm trạng của bạn. Các chuyên gia ước tính rằng, hơn 50% người bệnh Parkinson bị trầm cảm và khoảng 40% thường hay cảm thấy lo lắng, rối loạn lo âu.

Vi Bùi H+ (Theo Parkinsonsnewstoday)

Gợi ý thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện có chứa thảo dược Thiên ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ tế bào thần kinh khỏi stress oxy hóa và tình trạng viêm mạn tính, tăng cường tiền chất dinh dưỡng cho não bộ, từ đó giúp giảm run tay chân, cải thiện chức năng vận động, làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson.

Parkinson có phải bệnh di truyền hay không? - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh