6 mẹo đơn giản giúp giảm tác hại ngồi nhiều của dân văn phòng

Làm thế nào để hạn chế những tác hại của việc ngồi quá lâu một chỗ của dân văn phòng?

Dân văn phòng ăn gì để giảm viêm nhiễm, đau nhức do ngồi nhiều?

433.000 người tử vong mỗi năm do ngồi quá nhiều

1 giờ vận động bù cho 8 giờ ngồi làm

Ngồi lỳ 1 chỗ gây hại như thế nào?

3 động tác yoga cho người phải ngồi nhiều

Đau chân: Để tránh những cơn đau chân hay tê chân, bạn nên từ bỏ dần thói quen ngồi vắt chéo chân. Tư thế này làm giảm khả năng lưu thông máu, tĩnh mạch bị siết chặt, gây khó chịu dưới dạng tê liệt. Vì vậy, việc bạn cần làm là điều chỉnh ghế ngồi phù hợp với chiều dài của chân, làm sao cho chân không bị treo lơ lửng, có thể đặt thoải mái xuống sàn hoặc bàn kê. Cẳng chân và đùi tạo thành một góc hơn 90 độ như hình vẽ. 

Đau lưng: Để tránh được điều này thì bạn phải chọn một chiếc ghế có độ sâu phù hợp với chiều dài của hông. Nếu bạn ngồi trên một chiếc ghế quá lớn, hãy đặt một chiếc gối dưới eo. Lưng ghế nên có độ cong tương tự như lưng người. 

             Mỏi tay: Khi làm việc với máy tính, tay bạn luôn trong tình trạng bị căng ra. Tay đặt sai vị trí sẽ gây áp lực, khiến tay thêm mỏi, chậm chạp cũng như cảm giác tê tay vào buổi sáng. Hãy chỉnh ghế ngồi sao cho tay có thể đặt thẳng góc với mặt bàn, không bị với hay xệ. Cánh tay nên gập 1 góc hơn 90 độ như hình vẽ.

Mỏi và đau mắtKhi bạn làm việc trên máy tính quá lâu, có thể bị một số hội chứng rối loạn thị giác như: mờ mắt, khô mắt, đỏ mắt... Để tránh điều này, nên điều chỉnh cho trung tâm màn hình thẳng với mắt và cách mặt khoảng 50cm. Tránh để màn hình bị chói, điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, cũng như kích cỡ chữ cho phù hợp với tầm nhìn. Cuối cùng là thực hiện 1 bài tập với mắt bằng cách hướng mắt vào 1 vị trí khác trong phòng khoảng 20 giây hoặc đơn giản là nhắm mắt lại thư giãn. 

Nhanh chóng béo phì: Đối với những người ngồi thường xuyên mà lại thích ăn những thực phẩm ngọt, béo thì lượng cholesterol sẽ tích tụ bên trong các mạch máu, rất dễ béo phì và béo bụng. Để tránh điều này, hãy dành một ít thời gian để tập luyện thể dục mỗi ngày, những bài tập đơn giản như hình vẽ sẽ chỉ mất không quá 15 phút. Cố gắng đi bộ nhiều hơn và quan trọng nhất là phải có chế độ ăn uống lành mạnh.


Dân văn phòng có lẽ là những người phải dành nhiều thời gian để ngồi nhiều nhất. Nhưng đừng tưởng được ngồi là sướng! Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ngồi nhiều có thể gây ra nhiều hệ lụy không hay cho sức khỏe: đau lưng, đau cơ, mệt mỏi... thậm chí là rút ngắn tuổi thọ.

Tuy nhiên theo các bác sĩ, sự mệt mỏi, đau nhức ở cơ và khớp 75% là do tư thế sai, 25% là do không cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

Vậy nên, chỉ cần biết cách ngồi cho đúng, cơ thể của bạn ít nhất cũng an toàn với một số loại bệnh chỉ dành riêng cho dân văn phòng dưới đây.

1. Đau chân

Chứng đau chân của dân văn phòng chủ yếu là do ngồi bắt chéo như hình trên. Đó là tư thế khiến cho máu lưu thông kém, tĩnh mạch bị siết chặt, gây khó chịu dưới dạng tê liệt.

Ngoài ra, tư thế này còn gây ra hội chứng "chân không yên" (restless legs syndrome – RLS). Đây là hội chứng gây đau nhức chân tay bất cứ khi nào nghỉ ngơi, khiến cho họ phải cử động luôn luôn mới bớt khó chịu.

Giải pháp: Điều đầu tiên bạn cần làm là điều chỉnh ghế ngồi. Không nên để chân lơ lửng, và mép ghế không được nằm thấp hơn đầu gối. Hãy đặt bàn chân của bạn trên sàn nhà, hoặc để chân lên một giá đỡ để tạo thành một góc hơn 90 độ như hình vẽ.

2. Đau lưng

Ngồi sai tư thế cũng sẽ gây ra đau lưng.

Cách ngồi đúng là phải chọn được một chiếc ghế có độ sâu phù hợp với chiều dài của hông. Nếu bạn ngồi trên một chiếc ghế quá lớn, hãy đặt một chiếc gối dưới eo. Chiếc gối sẽ ngăn bạn không bị trượt xuống, tạo thành tư thế kéo căng, dễ gây đau đớn.

Ghế ngồi phải có lưng dựa thoải mái với một đường cong tự nhiên để lưng không bị cong.

Tuy nhiên, đừng vội vàng thay đổi tư thế đột ngột nếu cảm thấy không thoải mái. Hãy để cơ bắp của bạn thư giãn và từ từ trở về tư thế đúng.

3. Mỏi tay

Khi bạn làm việc ở máy tính, tay bạn luôn trong tình trạng bị kéo căng.

Nguyên Hương H+ (Theo BS)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp