6 mẹo đơn giản giúp bạn lấy dằm ra khỏi tay

Đôi khi, càng cố gắng lấy ra, miếng dằm càng đâm sâu hơn vào da

Cách xử lý khi bé bị dầm đâm vào tay

5 loại tinh dầu giúp chống nhiễm trùng da

Vi khuẩn đường ruột có thể giúp bảo vệ khỏi tình trạng nhiễm trùng huyết

7 nguyên nhân khiến vết thương lâu lành và cách khắc phục

Dưới đây là một vài nguyên tắc khi lấy dằm ra khỏi tay:

Nên:

- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Trước khi bắt đầu, hãy rửa sạch vùng da bị dằm đâm bằng nước xà phòng ấm.

- Bạn có thể sử dụng kính lúp để quan sát tốt hơn.

- Cố gắng kéo miếng dằm ra khỏi da theo góc 90o với da, tránh làm cho miếng dằm bị gãy, đâm sâu thêm vào da…

Không nên:

- Không nặn, bóp vùng da bị dằm đâm. Điều này có thể khiến miếng dằm bị vỡ thành những mảnh nhỏ hơn, gây khó khăn cho việc loại bỏ.

- Không rạch vùng da bị tổn thương. Điều này có thể khiến dằm đâm sâu hơn vào da.

Vậy làm sao để lấy miếng dằm ra khỏi tay? Hãy thử một vài mẹo dưới đây:

Dùng vỏ chuối

Bạn có thể đắp vỏ chuối lên da để lấy dằm ra dễ dàng hơn

Bạn chỉ cần áp mặt trong của vỏ chuối lên vùng da bị dằm đâm. Dùng băng dính hoặc băng cá nhân để cố định miếng vỏ chuối trong vòng 10 phút. Vỏ chuối có chứa một loại enzyme giúp đẩy miếng dằm lên bề mặt da. Sau đó bạn có thể dùng nhíp để lấy chúng ra.

Baking soda

Bạn có thể dùng baking soda để loại bỏ các mảnh dằm nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Baking soda có thể khiến da sưng lên, đẩy miếng dằm lên trên bề mặt da, giúp việc lấy dằm ra trở nên dễ dàng hơn.

 Bạn chỉ cần trộn baking soda và một ít nước để được hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi trực tiếp lên vùng bị dằm đâm và lấy băng y tế cuốn lại. Sau một vài giờ, miếng dằm sẽ trồi lên trên da.

Sử dụng chai/cốc nước nóng

Chỉ cần một chút nước nóng và một chai thủy tinh là bạn đã có thể tạo ra một “thiết bị” hút chân không đơn giản để loại bỏ dằm. Nếu vùng da bị dằm đâm có bề mặt rộng (như lòng bàn tay), bạn cũng có thể sử dụng cốc thủy tinh.

Đổ nước nóng vào chai sao cho gần đầy. Nhanh chóng áp vùng da bị dằm đâm lên miệng chai. Sức nóng từ nước sẽ giúp làm nở lỗ chân lông, trong khi đó áp suất trong chai cũng giúp kéo miếng dằm lên khỏi da. Sau vài phút, bạn có thể dùng nhíp để gắp miếng dằm ra.

Muối Epsom

Muối Epsom có thể hấp thụ nước từ các tế bào, khiến miếng dằm bị đẩy lên bề mặt da. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa một chút muối lên miếng băng cá nhân, sau đó băng kín vùng da bị dằm đâm. Sau một vài giờ, chúng sẽ trồi lên trên da.

Củ hành

Đặt một miếng hành tươi lên vùng da bị ảnh hưởng. Sau khoảng 1 giờ, bạn sẽ có thể lấy miếng dằm ra dễ dàng hơn.

Khoai tây

Với những miếng dằm đã trồi lên bề mặt da, bạn có thể dùng một lát khoai tây để ấn nhẹ lên vùng da bị ảnh hưởng. Dằm sẽ cắm vào miếng khoai, do đó bạn có thể dễ dàng lấy chúng ra.

Trong trường hợp miếng dằm đâm sâu trong da, hãy đặt một miếng khoai tây lên vùng da bị dằm đâm, dùng băng y tế cuốn lại và để qua đêm. Miếng dằm sẽ trồi lên trên bề mặt da vào sáng hôm sau.

Vi Bùi H+ (Theo Care2)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp