"Hãy hiểu, yêu thương và chia sẻ với người tự kỷ"

Một tiết mục văn nghệ các trẻ tự kỷ tại Hội thảo "Tự kỷ Việt Nam - Hiện trạng và Thách thức".

5 mong muốn giản đơn của trẻ tự kỷ

17 triệu chứng phát hiện sớm trẻ tự kỷ trong 2 năm đầu đời

Hòa nhạc “Màu xanh yêu thương” gây quỹ ủng hộ trẻ tự kỷ

Cha mẹ là bác sỹ trị liệu tốt nhất cho trẻ tự kỷ

Theo số liệu tại hội thảo, Việt Nam có 10% dân số là người khuyết tật với 2 dạng khuyết tật chính là khuyết tật vận động và trí tuệ. Đối với chứng tự kỷ, hiện chưa có con số thống kê của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), hiện cả nước có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ.

Theo ông Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trưởng Bộ lao động -Thương binh và Xã hội, trẻ tự kỷ Việt Nam hiện được xếp vào một "nhóm khuyết tật khác"

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Đàm - Thứ trưởng Bộ lao động -Thương binh và Xã hội cho biết, mặc dù Luật người khuyết tật Việt Nam khẳng định sự bình đẳng và quyền lợi của người khuyết tật, trong đó có đối tượng người tự kỷ. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ vẫn chưa được xem như là đối tượng điều chỉnh của luật pháp và còn ở nhóm cuối cùng được gọi là "nhóm khuyết tật khác".

Đại đa số các đại biểu tại hội thảo cho rằng chứng tự kỷ không chỉ là vấn đề về sức khỏe mà còn là vấn đề về sự phát triển. Số lượng lớn người tự kỷ nếu không được can thiệp và phát hiện sớm, đào tạo hướng dẫn các kỹ năng sống và hòa nhập cộng đồng thì sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trong khi đó, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ, do đó việc can thiệp, điều trị cho người tự kỷ là một vấn đề phực tạp. Người tự kỷ và các gia đình có con bị tự kỷ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc chăm sóc y tế, tiếp cận giáo dục và được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Bà Hoàng Ngọc Bích - Chủ tịch Mạng lưới người tự kỷ Việt Nam chia sẻ: " Người tự kỷ cũng giống như 7,2 triệu người khuyết tật Việt Nam, không cần những người đại diện cho tiếng nói của người tự kỷ như chúng tôi để kêu gọi tình thương hay kêu gọi về sự cảm thông như những cảm thông dành cho người yếu thế. Chúng tôi tin rằng người tự kỷ nói riêng hay người khuyết tật nói chung cần chúng ta giúp họ có một cuộc sống bình đẳng, có quyền được tôn trọng, yêu thương giống như tất cả những người bình thường".

Trẻ tự kỷ cũng thể hiện khả năng âm nhạc như người bình thường tại hội thảo

Thực tế, hầu như chưa có bác sỹ, chuyên gia nào được đào tạo chính quy từ trường y về tự kỷ. Tất cả các bác sỹ, chuyên gia ngôn ngữ trị liệu, chuyên gia tâm lý… đang làm việc với trẻ tự kỷ đều tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn do các tổ chức hoặc bệnh viện nước ngoài tài trợ. Cha mẹ là lực lượng then chốt nhất, góp phần lớn thành công cho sự can thiệp nhưng họ không có chuyên môn, kinh nghiệm, không đủ thời gian và tiền của để theo đuổi một quá trình lâu dài.

Hiện còn nhiều người hiểu sai về tự kỷ, cho rằng nguyên do là cha mẹ không biết dạy, mải làm ăn, bỏ bê trẻ cho người giúp việc, xem ti vi nhiều. Có người còn cho trẻ tự kỷ là hung dữ và nguy hiểm hoặc chỉ là trạng thái thích một mình, không đáng ngại, tự kỷ có thể chữa được... Những thông tin này làm cản trở việc hòa nhập của trẻ và tổn thương cho cha mẹ.

Ngày 2/4 hàng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ, mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường sự quan tâm đến hội chứng này. Tự kỷ là một hội chứng có sự rối loạn về phát triển trong đó việc sử dụng ngôn ngữ, phản ứng với kích thích, tương tác với thế giới và cách thiết lập các mối quan hệ không đồng nhất và theo những cách bất thường. Chứng tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt đời.
Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ