Gãy xương gò má bao lâu thì bình phục?

Gãy xương gò má là một trong những loại chấn thương phức tạp nhất trong chấn thương hàm mặt

Cảnh báo thuốc đau răng, táo bón có thể gây tử vong

Đau răng nên dùng thuốc gì?

Niềng răng có nguy hiểm không?

6 điều không thể bỏ qua khi niềng răng

Trả lời:

Bác sỹ Phạm Như Hải - Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Việt Nam - CuBa, cho biết:

Chào bạn! Gãy xương gò má là một chấn thương hay gặp vùng hàm mặt thường do ngã đập vùng gò má vào vật cứng. Gãy xương gò má là một trong những loại chấn thương phức tạp nhất trong chấn thương hàm mặt. Do đó, việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị cần được nghiên cứu cẩn thận. Những yếu tố cần phải đánh giá khi thực hiện phẫu thuật xương gò má là mức độ di lệch, các triệu chứng liên quan hốc mắt: Song thị, di lệch nhãn cầu, tình trạng há miệng hạn chế, tình trạng sai khớp cắn... Ngoài ra, thời gian chấn thương cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong việc lựa chọn chỉ định điều trị.

Mục đích của điều trị là nắn chỉnh biến dạng xương và phục hồi thẩm mỹ cũng như chức năng của phần xương gãy. Để ổn định xương gò má trong không gian ba chiều sau khi nắn chỉnh, thì nên kết hợp xương. Phẫu thuật nên tiến hành ở ngày thứ 4 - 8 sau chấn thương khi đã hết phù nề, nhưng chú ý không nên để quá lâu. Điều trị bao gồm hai bước: Nắn chỉnh và cố định. 

Nắn chỉnh để phục hồi lại đường viền và kích thước của ổ mắt, giải phóng chèn ép dây thần kinh dưới ổ mắt. Phục hồi lại các chức năng của nhãn cầu - mi mắt bằng việc phục hồi lại dây chằng mi mắt ngoài và sàn ổ mắt. 

Cố định: Đối với những trường hợp gãy đơn giản sau khi nắn chỉnh các đầu mảnh gãy cài chắc vào nhau thì ta có thể không cần kết hợp cố định. Cố định xương gò má trong vòng 3 tuần để xương có thể liền vững.

Sau khi phẫu thuật, có thể mặt vẫn bị sưng đau, miệng vẫn bị méo và vùng môi tê. Phải chờ sau khoảng 6 tuần thì mới có thể hết các triệu chứng kể trên. Thời gian này, bạn cần tập vận động hàm. Cần tập ít nhất 5 - 6 lần mỗi ngày bằng dụng cụ mở miệng hoặc đơn giản hơn dùng cây đè lưỡi chêm vào giữa hai hàm với số lượng tăng dần đều mỗi ngày đến khi đạt yêu cầu. Nếu điều trị không tốt thì có thể để lại các di chứng về thẩm mỹ và chức năng như: Xẹp gò má, lõm mắt, lạc chỗ mi mắt ngoài, viêm xoang hàm tái diễn...

Chúc bạn nhanh chóng bình phục!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trao đổi - Hỏi đáp