Cháu nào được sống, cháu nào phải… chết?

Chiếc máy thở từ gia đình ông Sean Preston sẽ nhân thêm cơ hội sống cho bệnh nhi

Tặng máy thở xách tay sơ sinh cho Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

TP. HCM đề xuất mua 29 máy thở để phòng chống sởi

Bổ sung 30 máy thở cho 4 bệnh viện để phục vụ bệnh nhi

Tăng cường máy thở cho các bệnh viện chống dịch sởi

Theo TS.BS Trương Quang Định, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2, ngày 29/10 bệnh viện vừa bất ngờ nhận được món quà mang đậm tính nhân văn của gia đình ông Sean Preston (quốc tịch New Zealand). Chiếc máy thở hiệu Newport e360 có trị giá khoảng 20.000 USD đã được gia đình trao tặng cho bệnh viện.

Nhưng vấn đề nằm ở chia sẻ của nhà hảo tâm - ông Sean Preston:

“Năm 2012, con chúng tôi nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tôi đã nhìn thấy cảnh nhiều gia đình phải ngồi bóp bóng liên tục hơn 3 ngày để cứu sống con của mình. Tận mắt chứng kiến sự tuyệt vọng và đau khổ của các bậc cha mẹ, tôi thật sự xót xa.
Các bác sỹ nói với tôi rằng, mỗi ngày họ phải đưa ra một quyết định quan trọng về việc cháu bé nào sẽ được sống và bé nào phải chết chỉ vì không đủ máy thở cứu tất cả các em.
Sau khi con mình được cứu sống một cách kỳ diệu, tôi đã nghĩ đến việc gia đình của mình cần phải làm gì đó để cứu sống những đứa trẻ tội nghiệp nên quyết định mua tặng bệnh viện chiếc máy thở”.

Không biết chi tiết “mỗi ngày các bác sỹ phải đưa ra một quyết định quan trọng về việc cháu bé nào sẽ được sống và bé nào phải chết” có chính xác hay không bởi có thể đó là cách hiểu của ông Sean Preston với chia sẻ của một (vài) bác sỹ tại đây (mà có thể là qua lời dịch nữa).

Nhưng chắc chi tiết “không đủ máy thở cứu tất cả các em” là thật!?

Năm 2012, người viết từng có 43 ngày trải nghiệm “khủng khiếp” trong Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình và cũng đã nhiều lần tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ các cháu chen chúc xếp hàng để chờ đến lượt con mình được sử dụng máy xông mũi họng(chứ chưa nói đến máy thở).

Vâng, một chiếc máy xông mũi họng nhãn hiệu Omron nhập khẩu tương tự như máy của bệnh viện có giá thị trường dao động từ 600-800 nghìn đồng. Nhưng vì còn phải gánh rất nhiều chi phí chữa bệnh khác nên nhiều người dân nghèo tại quê lúa đã không thể mua cho con mà đành chờ máy của bệnh viện (đương nhiên là có trả tiền).

Và hình như tình trạng chung của nhiều bệnh viện trên cả nước là máy nào cũng thiếu.

Phải chăng vì thiếu mà “mỗi ngày các bác sỹ phải đưa ra một quyết định quan trọng về việc cháu bé nào sẽ được sống và bé nào phải chết”?

Đấy là vì thiếu máy thở!

Liệu có còn khả năng vì thiếu (hay hỏng hóc) những loại máy móc, thiết bị y tế khác mà đã có thêm những bệnh nhân khác phải “chết oan” trước quyết định ai được sống, ai phải chết?

Có thể lắm chứ! Vào đúng giữa những ngày “đỉnh dịch” sởi tháng 3 năm nay, người viết cũng từng chứng kiến chiếc máy chụp X-quang duy nhất của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương “đột ngột” hỏng cả buổi chiều khiến bệnh nhân và gia đình nhốn nháo.

Một chiếc máy từng "phải" đắp chiếu hơn 1 năm trời

Mà hình như trong dịch sởi khiến hơn 140 bệnh nhân nhi tử vong ấy, nhiều bệnh viện như Nhi Trung ương, Nhiệt đới Trung ương, Bạch Mai, Thanh Nhàn… cũng than thiếu máy thở!?

Ừ thì than... thở!

Đức Nhật H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng