Các bệnh tấn công trẻ mùa tựu trường

Mùa tựu trường cha mẹ cần cảnh giác với các bệnh lây nhiễm tấn công trẻ

Những quan điểm sai lầm về bệnh tay chân miệng

Vaccine phòng sởi "triệt tiêu" nhiều bệnh truyền nhiễm khác

Học sinh nghỉ học hàng loạt, nghi mắc bệnh truyền nhiễm

Video: 7 bước đơn giản để điều trị tiêu chảy

Bệnh hô hấp

Môi trường đông đúc ở trường học là điều kiện để phát tán vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Bệnh đường hô hấp mà trẻ thường gặp là viêm họng do siêu vi, viêm phế quản, viêm hô hấp trên... Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị bệnh đường hô hấp là sốt, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho... Khi bị viêm đường hô hấp, cha mẹ nên theo dõi bệnh tình của trẻ, bởi vì các bệnh về hô hấp có thể diễn biến phức tạp, từ thể nhẹ dẫn đến trở nặng trong một khoảng thời gian ngắn. 

Để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, cha mẹ nên tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, thuốc lá, không khí lạnh, cách ly trẻ với người bệnh để tránh lây lan và nên tiêm chủng đầy đủ cho trẻ. 

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Một trong những bệnh thường gặp của trẻ khi bắt đầu đi học là nhiễm trùng đường tiểu. Bởi lúc đầu trẻ có thể còn ngượng ngùng, ngại đi vệ sinh nhiều nên hay nín tiểu, lại uống ít nước. Bên cạnh đó, việc không vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu rất nguy hiểm. Cha mẹ nên chú ý quan sát trẻ. Nếu thấy con có biểu hiện đi tiểu ít, màu sắc nước tiểu thay đổi, són tiểu... thì cần đưa bé đến bệnh viện để được khám và xử lý kịp thời. 

Để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu cho bé , cha mẹ cần rèn luyện cho con thói quen đi vệ sinh đúng lúc, tránh tình trạng nín nhịn, thói quen rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh. Với bé gái, mẹ còn cần dạy con cách dùng giấy vệ sinh để lau khô vùng kín đúng cách.

Đau mắt đỏ

Dịch đau mắt đỏ có xu hướng bùng phát vào dịp khai giảng, khi trẻ bắt đầu đi học. Môi trường trường học đông người khiến các bé dễ bị lây bệnh từ các bạn.

Để phòng bệnh đau mắt đỏ cho trẻ, cha mẹ nên nhắc nhở con không được lấy tay dụi mắt, không dùng chung vật dụng cá nhân (khăn, gối...) với các bạn khác. Trong mùa dịch, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa mắt cho con hàng ngày và dặn con hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Đây là một dạng bệnh nhiễm virus gây loét miệng và nổi những mụn nước nhỏ trên bàn tay và bàn chân.

Để phòng bệnh, cha mẹ nên thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân cho trẻ.

Ngoài đảm bảo cho trẻ được tiêm đủ các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, các chuyên gia dịch tễ khuyến cáo cha mẹ nên cho con tiêm vaccine phòng cúm, vaccine phòng tiêu chảy do Rota virus, vaccine phòng viêm phổi và viêm màng não do Hib. Tuy nhiên, phải sau 1 – 2 tháng tiêm, cơ thể mới có miễn dịch bảo vệ trẻ khỏi lây bệnh.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ