Mẹ bầu trầm cảm, con dễ sinh non

Khi mang thai, tâm trạng của bà bầu thường thay đổi thất thường

Trầm cảm sau sinh, điều trị như thế nào?

Trầm cảm và động kinh: Chỉ cách... 1 bước chân

“Đối phó” với trầm cảm bằng những biện pháp tự nhiên

Giảm ham muốn, sút cân nhanh - Trầm cảm nặng rồi!

Mang thai dễ lo lắng, chán nản

Lấy nhau được hơn 5 năm nhưng vợ chồng chị Ngọc, anh Đức (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa có con. Chạy chữa đủ nơi cuối cùng hạnh phúc cũng đã đến với gia đình anh chị. Chị vui mừng khôn xiết. Nhưng niềm vui chẳng kéo dài được bao lâu thì chị Ngọc phải đối mặt với những cơn mệt mỏi, buồn bã, chán nản kéo dài. Gần như trong suốt 9 tháng thai kỳ, chị Ngọc luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, nằm bẹp một chỗ, ảnh hưởng lớn đến công việc.

Mẹ bầu thường hay lo lắng, chán nản

Trong thời gian mang thai chị cũng bị nghén nặng, không ăn uống được gì, đêm cũng khó ngủ, lo lắng kinh tế gia đình, lo lắng con có phát triển khỏe mạnh không, lo lắng đau đớn khi sinh nở... 

Theo bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y khoa Thái Hà: "Ngoài yếu tố thay đổi hormone khi mang thai thì các vấn đề thai nghén cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm. Nếu người phụ nữ đã trải qua những khó khăn như cố gắng để có thai, hoặc đã bị sảy thai trong quá khứ, họ có thể luôn lo lắng về sự an toàn của thai kỳ này". 

Ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai

Chứng trầm cảm khi mang thai có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, sinh non, thai nhi phát triển không tốt, sau khi sinh có thể thai nhi gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển.

Trầm cảm khi mang thai cũng ảnh hưởng không tốt tới người mẹ. Khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng khi mang thai tiếp tục phát triển bệnh trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm khi mang thai có thể kéo dài đến sau khi sinh 

Trầm cảm khi mang thai - phải làm sao?

Thai phụ mắc trầm cảm khi mang thai không nên lo lắng quá bởi có rất nhiều thai phụ cũng gặp phải tình trạng này. Việc trước mắt thai phụ cần làm là nghỉ ngơi, thư giãn.

Hãy dành thời gian tâm sự với người thân, gia đình, bạn bè thay vì một mình lo lắng phiền muộn với nhiều chất chứa trong lòng. Tâm sự với họ về những lo lắng của bạn, sau đó nếu có thể hãy đề cập đến những câu chuyện vui, hài hước, không nhất thiết lúc nào mọi câu chuyện cũng xoay quanh chủ để bầu bí, mang thai nếu bạn thật sự cảm thấy mệt mỏi khi mọi người xung quanh bạn lúc nào cũng để cập đến việc này. 

Để giảm bớt lo lắng, hãy đọc những tài liệu, sách hướng dẫn cho bà bầu, phần nào chúng sẽ cho bạn đáp án. Gặp gỡ trò chuyện với những bạn bè, những người đang mang thai, đã có kinh nghiệm mang thai và làm mẹ để có những lời khuyên hữu ích và giải đáp những thắc mắc mà bạn đang đối mặt. Nếu có thể, hãy tham gia một lớp học tiền sản và chăm sóc em bé có thể giúp bạn bớt đi phần nào những lo lắng, căng thẳng khi mang thai.

Nếu thai phụ có ý định tự tử hoặc cảm thấy mất phương hướng hoặc có cơn hoảng loạn, hãy nói chuyện với bác sỹ tâm lý ngay lập tức.

Theo bác sỹ Phan Văn Quý - Bệnh viện Phụ sản Trung ương: "Dự phòng trầm cảm cho thai phụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố gia đình, xã hội và quan trọng nhất là bản thân thai phụ. Thai phụ phải nhận được sự quan tâm đầy đủ về vật chất cũng như tinh thần của gia đình và xã hội. Ngoài ra, thai phụ phải biết tự cân bằng trước những stress, đừng để lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, hãy luôn vui vẻ, yêu đời và tận hưởng thời gian đặc biệt ngọt ngào của 9 tháng thai kỳ".
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp