Video: Bí quyết đơn giản giúp hết khô miệng
Health+ | Khô miệng hay thiếu nước bọt là một triệu chứng chứ không phải là một bệnh lý. Tình trạng khô miệng sẽ dễ gây hại cho răng, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và khiến hơi thở có mùi.

Khô miệng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi hôi
Làm gì để miệng hết khô?
Chứng khô miệng, dấu hiệu và cách điều trị
Cách khắc phục 5 vấn đề khó chịu về răng miệng
Đoán sức khỏe qua... nước bọt
Nước bọt có tác dụng giữ cho miệng sạch, giúp tiêu hóa thức ăn.Bạn sẽ bị khô miệng nếu miệng không tiết nước bọt, khiến miệng khô và dính. Khi bị khô miệng, bạn sẽ cảm thấy khát nước và có thể có vết loét ở trong miệng, gây khó khăn cho việc nói, nếm và nhai thức ăn. Khô miệng còn khiến hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
Vậy nguyên nhân gây khô miệng là gì? Khô miệng có thể là do tác dụng phụ của các loại thuốc giãn cơ, thuốc an thần, triệu chứng của bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, thiếu máu và viêm khớp. Khi cơ thể bị mất nước do sốt, đổ nhiều mồ hôi, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy… cũng sẽ dẫn đến khô miệng.
Bị khô miệng thì phải làm sao? Vài bí quyết đơn giản sau đây sẽ giúp bạn!

Bí quyết 1:
Ăn 1 thìa hạt cây thì là và 1 thìa hạt hoa hồi sẽ giúp tăng tiết nước bọt trong miệng, giảm khô miệng và hôi miệng.
Bí quyết 2:
Hòa 1 thìa bột đậu khấu vào 1 cốc nước nóng, khuấy đều và đậy cốc nước lại khoảng 5 phút rồi mới uống. Uống nước này 1 lần/ngày sẽ giúp giảm khô miệng.
Ngoài ra, khi cảm thấy hôi miệng, bạn nên hạn chế các đồ uống có gas, ăn nhiều trái cây để cơ thể không bị mất nước.
Bạn cũng nên hạn chế hút thuốc lá vì nó cản trở quá trình tiết nước bọt.
Trần Ngọc H+
Bình luận của bạn