Xuất hiện ổ dịch gây chết người, làm gì để phòng tránh?

Người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh bạch hầu

Làm sao để biết trẻ có mắc bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Ổ dịch bệnh bạch hầu xuất hiện ở Bình Phước, 3 người chết

Bắt đầu tiêm phòng ở vùng có dịch bạch hầu

Cụ thể, để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu DTP (vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván) hoặc Quinvaxem (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Hib).

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Che miệng khi ho hoặc hắt hơi; Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Đặc biệt, người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Liên quan đến ổ dịch bạch hầu tại Bình Phước, Bộ Y tế đã có công điện yêu cầu Sở Y tế Bình Phước tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình bệnh bạch hầu, phát hiện sớm các trường hợp mắc mới, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc và các đối tượng nguy cơ; Triển khai kịp thời các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân nhằm hạn chế tối đa số trường hợp mắc, biến chứng và tử vong.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.
PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm