Xử lý dị ứng thực phẩm như thế nào?

Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến 4 – 6% trẻ em và 4% người lớn mỗi năm (Ảnh minh họa)

Loại bỏ mụn do dị ứng mỹ phẩm

Phương pháp thiên nhiên chữa dị ứng da hiệu quả

Quần áo mới chứa chất gây dị ứng nghiêm trọng

Probiotics giúp giảm viêm mũi dị ứng theo mùa

1. Tránh chất gây dị ứng

Một phần quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng của dị ứng thực phẩm là xác định đâu là loại thực phẩm gây ra dị ứng và loại bỏ chúng ra khỏi chế độ ăn uống của bạn. Để xác định các chất gây dị ứng thực phẩm, hãy viết ra tất cả mọi thứ bạn ăn và uống trong vòng từ 2 - 3 ngày trước khi các triệu chứng dị ứng xuất hiện và tránh tiêu thụ những loại thực phẩm này sau đó. Trước khi mua bất kỳ loại thực phẩm, cần đọc nhãn cẩn thận để tìm kiếm nguyên liệu có thể gây ra dị ứng.

2. Giấm rượu táo

Giấm rượu táo giúp chống lại các triệu chứng của dị ứng thực phẩm nhờ chứa các thành phần kháng histamin giúp chống ngứa. Đặc biệt, nó có tác dụng khôi phục lại một số chất dinh dưỡng trong cơ thể, từ đó giúp điều chỉnh đáp ứng miễn dịch và khôi phục lại độ kiềm pH trong cơ thể.

Hòa một muỗng canh giấm rượu táo không lọc bã trong một cốc nước ấm. Thêm một muỗng canh mật ong nguyên chất và nước cốt chanh. Uống 2 - 3 lần mỗi ngày.

3. Probiotics (men vi sinh)

Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu probiotics sẽ làm giảm bớt các triệu chứng đau bụng và tiêu chảy. Chúng chứa một lượng cao các vi khuẩn "tốt" (lactobacilli) giúp khôi phục lại sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong đường ruột và xử lý các vấn đề tiêu hóa. Các loại thực phẩm giàu probiotics bao gồm: Sữa chua, kefir, dưa cải bắp, miso, kimchi, tempeh…

4. Uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày

Gừng rất có hiệu quả trong việc điều trị những triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa do dị ứng thực phẩm. Tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn của gừng có thể kiềm soát sự co thắt đường tiêu hóa, buồn nôn, nôn, khó tiêu và tiêu chảy.

5. Dùng nước chanh không đường trước khi ăn sáng

Chanh không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn có thể ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Nó hoạt động như một loại thuốc kháng độc giúp thải loại độc tố ra khỏi cơ thể.

Chanh giúp ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của dị ứng thực phẩm

6. Uống 3 – 4 tách trà xanh mỗi ngày

Trà xanh là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất để điều trị các triệu chứng dạ dày do dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, nó có tính chất kháng viêm, kháng histamine và chống oxy hóa giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch.

7. Ăn 2 – 3 tép tỏi sống hàng ngày

Tỏi có chứa quercetin, một chất chống histamine tự nhiên rất hiệu quả trong điều trị dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, các thành phần kháng viêm, kháng sinh và các đặc tính chống oxy hóa của tỏi sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng và thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng của cơ thể.

8. Dùng 2 – 3 tách trà cây tầm ma (Stinging Nettle)

Cây tầm ma giàu chất kháng histamin và hoạt chất chống viêm giúp điều trị các loại dị ứng, bao gồm cả dị ứng thực phẩm với các triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi, phát ban ở da, buồn nôn và đau bụng.

9. Dầu cây thầu dầu

Dầu cây thầu dầu có tác dụng cải thiện chức năng và sức đề kháng của dạ dày. Điều này giúp giảm bớt những khó chịu ở đường tiêu hóa do bị dị ứng thực phẩm.

Hòa 1/2 muỗng cà phê dầu cây thầu dầu trong một ly nước ép trái cây, nước rau hoặc nước lọc. Uống khi bụng đói vào buổi sáng.

10. Ăn thực phẩm giàu vitamin C 

Thực phẩm giàu vitamin C cung cấp các lợi ích chống oxy hóa và tăng cường khả năng miễn dịch. Vitamin này cũng ngăn ngừa sự hình thành histamine gây ngứa và hỗ trợ trong việc loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể. Vitamin C có rất nhiều trong trái cây và rau củ. Một số nguồn tốt của vitamin C là chanh, cam, bông cải xanh, bưởi, kiwi, ớt chuông, dâu tây, giá đỗ và cà chua.

Khi bị dị ứng thực phẩm, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ xác định các chất có trong thực phẩm là mối nguy hại cho cơ thể. Tiếp đến, cơ thể sẽ giải phóng các kháng thể trung hòa các chất ngoại lai dẫn đến một số triệu chứng dị ứng.

Các triệu chứng sẽ liên quan đến da, đường tiêu hóa, hệ tim mạch và đường hô hấp từ nhẹ đến nặng. Nó bao gồm: Nôn mửa, đau bụng, phát ban, khó thở, thở khò khè, ho lặp đi lặp lại, phát ban, sưng môi hoặc các bộ phận khác của cơ thể, chảy nước mũi và chóng mặt. Hầu hết các triệu chứng thường xảy ra trong vòng vài phút đến một giờ sau khi ăn phải các loại thực phẩm gây dị ứng.
M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp