Xóa sẹo bỏng pô?

Bé sơ sinh bỏng nặng do bà ngoại đắp lá

Bỏng cánh tay do iPhone 5

13 người bị bỏng trong vụ cháy quán bar Luxury

Cháu vừa bị bỏng bô xe máy và bị phồng một vết to. Nhưng do đi học phải mặc quần dài, vết phồng bị vỡ, cháu sợ bị nhiễm trùng. Chị cháu năm ngoái cũng bị bỏng bô xe máy, giờ vết sẹo vẫn còn thâm đen rất xấu. Mong chuyên mục hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng bô và làm sao xóa bỏ được vết thâm xấu ở bắp chân.

Đức Nam (Hà Nội)

Bô (pô) xe máy có nhiệt độ từ 200-600oC nên vết bỏng thường sâu và nặng hơn bỏng thông thường, hay gặp ở phụ nữ, trẻ em do mặc đồ hở chân.

Ngay khi bị bỏng bô, cần nhanh chóng làm mát bằng nước sạch (dùng khăn sạch ướt, vải ướt đắp lên). Chỉ nên làm mát tới khi hết rát, không nên ngâm nước quá lâu (khoảng 10-30 phút để vết thương nhẹ, dễ điều trị). Hàng ngày rửa vết thương (nhất là khi vết phồng bị vỡ) bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%.

Sai lầm cần tránh

Không dùng nước lạnh, nước đá đắp vết bỏng vì làm cản trở máu lưu thông, tổn thương lớp biểu bì. Không đắp mỡ, dầu, nước mắm, lá thuốc… không rõ nguồn gốc vì dễ bị nhiễm trùng.

Không rửa vết bỏng bô bằng cồn, ôxy già, thuốc đỏ vì sẽ làm chết mô hạt, để lại sẹo thâm đen. Không cạo, bóc vùng da bỏng bô để đắp nghệ hoặc bôi kem chiết xuất từ nghệ khi vết thương chưa kéo da non vì dễ để lại sẹo đen. Nhiều người bị dị ứng với nghệ vết thương sẽ bị loét sâu và sẹo khó lành.

Trị sẹo do bỏng bô

Có nhiều cách để trị sẹo (chỉ làm khi đã lên da non): Thoa vitamin E, dầu mù u, Contratubex... để trị sẹo. Tránh tiếp xúc với nắng gắt vì làm sẹo bị thâm.

Dùng sữa tươi quét lên vết thâm xoa nhẹ sẽ làm mờ dần vết thâm. Cắt lát gừng tươi miết nhẹ nhiều lần lên vùng da bị thâm, rồi đặt gừng lại vết sẹo 5 phút. Làm 3 lần/ngày, sau 2-3 tuần vết thâm sẽ mờ dần.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị