Những kiến thức cần biết khi xét nghiệm đái tháo đường

Sự giải thích kỹ lưỡng từ bác sỹ về các chỉ số trong xét nghiệm giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý của mình

Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

Bệnh đái tháo đường cần bổ sung vitamin gì?

5 triệu chứng không ngờ của bệnh đái tháo đường

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường

Xét nghiệm đái tháo đường là gì?

Chỉ riêng tại Hoa kỳ ước lượng đã có khoảng 27 triệu người bị tiểu đường và khoảng 48 triệu đến 57 triệu người đang ở tình trạng tiền tiểu đường (prediabetes).
Xét nghiệm tiểu đường hiểu đơn giản chính là đo hàm lượng đường glucose trong máu để là bao nhiêu để xác định bạn có nguy cơ mắc đái tháo đường (ĐTĐ) hay không. 
Mục tiêu trước mắt của xét nghiệm này là thông báo cho bạn biết được mức đường huyết trong cơ thể bạn và từ đó giúp bạn hạn chế những hậu quả rất nguy hiểm do ĐTĐ gây ra như bệnh về thận, mắt và các biến chứng gây ra cho hệ thống các mạch máu trong cơ thể. 
Ngoài ra, khi kiểm tra đường huyết thường xuyên, còn giúp cho người bệnh biết lý do nào khiến mức độ đường huyết của mình bị biến động (lên hoặc xuống) và giúp bác sỹ điều chỉnh thuốc hoặc liều insulin cho thích hợp (nếu bệnh nhân đang dùng insulin để điều trị).
Mức đường huyết như thế nào là đạt chuẩn?
Kết quả đo mức đường huyết sẽ giúp bạn thấy được “bức tranh toàn cảnh” về chế độ ăn uống, tập luyện, việc sử dụng thuốc… đã ảnh hưởng thế nào đến hàm lượng đường glucose trong máu của bạn. 
Kết quả đo đường huyết sẽ không giống nhau với các lần đo khác nhau
Kết quả mức đường huyết trong máu sẽ là khác nhau nếu được tiến hành đo và thử nghiệm vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Thường thì mức đường huyết sẽ ở mức thấp nhất khi bạn mới thức giấc vì khi đó cơ thể bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài sau từ 8 - 10 tiếng đồng hồ mà không được nạp năng lượng. Vào những thời điểm khác trong ngày, ví như bạn vừa mới dùng bữa thì mức đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên. Vì thế mức đường huyết chuẩn trong cơ thể được quy định như sau dựa trên cơ sở những thời điểm khác nhau.

Mức đường huyết trung bình của cơ thể:

- Khi mới thức giấc: Mức đường huyết nên dao động từ 90 - 130 mg/dL (khoảng 5 – 7 mmol/L).

- Trước khi ăn: Mức đường huyết nên ở mức 70 - 130 mg/dL (khoảng 4 – 7 mmol/L).

- Khoảng 1 và 2 giờ sau bữa ăn: Mức đường huyết dưới 180mg/dL (khoảng 10mmol/L).

- Trước lúc đi ngủ: Mức đường huyết từ 110 -150mg/dl.

Nếu mức đường huyết trong máu cao hơn 150 mg/dL thì đó là dấu hiệu bạn có lượng đường trong máu cao, được biết đến như một biểu hiện của Hyperglycemia - là một điều kiện khi một người có vượt quá đường (glucose) trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn sẽ có nguy cơ mắc ĐTĐ khá cao, dễ dẫn đến những biến chứng mù lòa, thận, tim mạch, hệ thần kinh, đoạn chi.
Nếu hàm lượng đường trong máu ở mức 70 hoặc thấp hơn thì đó là dấu hiệu của mức đường huyết thấp được biết đến như một hiện tượng hypoglycemia (hiện tượng hạ đường huyết). Khi gặp phải rắc rối này bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, tình thần bất an, chân tay bủn rủn, toát mồ hôi, thiếu tỉnh táo, nhức đầu…
Cả hai rắc rối hạ đường huyết và tăng đường huyết đều nguy hiểm cần được phát hiện sớm và tuân theo chỉ định của bác siỹđiều trị để có thể kiểm soát tốt được bệnh tật.
Khi nào nên kiểm tra đường máu?
Khoảng thời gian mà bạn nên kiểm tra hàm lượng đường trong máu phụ thuộc vào nhiều nhân tố ví như kế hoạch điều trị bệnh ĐTĐ của bạn, loại tiểu đường mà bạn đang mắc phải và cách bạn khống chế hàm lượng đường trong máu như thế nào.
Nếu bạn sử dụng insulin (cho cả ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2) thì bác sỹ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm đường huyết từ 3 - 10 lần mỗi ngày trước và sau khi ăn hoặc trước và sau khi tập luyện, hoặc cũng có thể trước và sau khi đi ngủ vào buổi tối.
Nếu bạn “khống chế” ĐTĐ bằng các loại thuốc hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì có thể việc kiểm tra mức đường huyết trong cơ thể bạn phải diễn ra thường xuyên hơn.
Đường huyết bao nhiêu sẽ không bị biến chứng? 
Như bạn đã biết có rất nhiều biến chứng có thể xảy đến với bệnh nhân mắc ĐTĐ nếu không kiểm soát tốt tình trạng bệnh tật. Theo các nhà khoa học thì mức đường huyết lúc đói càng gần mức bình thường bao nhiêu càng hạn chế được các biến chứng mạn tính bấy nhiêu, đặc biệt là các biến chứng mạch máu. Bên cạnh đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn tăng cao cũng là mối đe doạ đối với các bệnh nhân ĐTĐ. 
Kiểm tra chỉ số đường huyết hàng ngày tại nhà giúp bác sỹ điều chỉnh phương thức điều trị tốt hơn
Đo đường huyết bằng cách nào?
Muốn kiểm tra mức đường huyết trong máu bạn có thể đến bệnh viên gặp các bác sỹ chuyên khoa hoặc sử dụng máy thử đường huyết tự động tại nhà. Máy thử đường huyết tự động là một thiết bị nhỏ gọn, cần thiết và rất tiện dụng cho bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ.
Dù máy đo đường huyết tại nhà không quá khó sử dụng, nhưng nhiều bệnh nhân ĐTĐ thường bỏ quên một thói quen cực kỳ quan trọng trước khi thực hiện xét nghiệm. Đó là: Trước khi làm xét nghiệm bạn cần lưu ý đến vấn đề vệ sinh nơi trích máu trước và sau khi thử. Hãy thực hiện những thao tác đơn giản như rửa sạch tay với nước ấm và xà bông rồi lau cho thật khô trước khi làm xét nghiệm. Chỉ cần còn một chút thức ăn, đường, nước dính trên ngón tay là kết quả đã sai đi. Mỗi máy có chỉ dẫn nơi chích máu riêng, vì thế cần chích kim ở nơi mà máy chỉ định.
Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết