Vỏ xà cừ có giúp chữa bệnh ngoài da?

Xà cừ không có tác dụng làm thuốc như nhiều người vẫn nghĩ

Video: Phát điên vì ngứa ghẻ

Tác dụng chữa bệnh của lá bạch đàn

Ghẻ hoành hành vì mùa Đông lười tắm: Hãy dùng bột ớt cay và tinh dầu

Ai đã "lột da" hàng loạt cây xanh trên đường phố Hà Nội?

Xà cừ chữa nhiều bệnh theo kinh nghiệm dân gian

Cây xà cừ có tên khoa học là Khaya senegalensis A. Juss, có nguồn gốc từ châu Phi, được nhập trồng làm cảnh ven đường khắp Việt Nam. Thành phần hóa học của vỏ cây xà cừ gồm các hợp chất khayanolide limonoid, 1-O-deacetylkhayanolid, khayanolid A, B, C, khayanolid D, E, khayasin, khivonin, asculetin, scopoletin, sitosterol... 

Thời gian gần đây, nhiều cây xà cừ cổ thụ ở dải phân cách trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội) bị đẽo gọt vỏ nham nhở. Tình trạng lột trộm vỏ cây đã xảy ra nhiều lần. Một số người cho rằng số vỏ cây này được lột là để dùng đun nước tắm chữa bệnh ghẻ ngứa, mề đay.

Vỏ cây xà cừ chữa được bệnh là thông tin không có căn cứ

Theo người dân truyền miệng, nếu bị bệnh ghẻ lở dùng một nắm lá và một ít vỏ cây xà cừ đem đun lên, chắt lấy nước tắm khoảng một tuần là sẽ hết bệnh. Còn nếu đun sôi hoặc cô đặc vỏ cây xà cừ bôi lên vùng bị ghẻ lở sẽ cho hiệu quả bất ngờ. Chính vì những kinh nghiệm dân gian về dược tính của vỏ xà cừ mà không ít cây xà cừ bị bóc vỏ là để làm thuốc, để trị ghẻ cho người. Thậm chí có cả lời đồn, xà cừ được đem về làm thuốc trị bọ, trị ve cho chó mèo. 

Tuy nhiên, quan niệm đó là sai bởi vỏ cây xà cừ không có tác dụng sát khuẩn. Nếu bị ghẻ ngứa, nổi mề đay mà dùng vỏ cây xà cừ để đun lấy nước tắm thì bệnh không những không giảm mà còn có thể nặng hơn, tình trạng nhiễm khuẩn cũng tăng lên khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Với trẻ em, tuyệt đối không nên dùng các loại vỏ, lá, rễ... để tắm theo kinh nghiệm, theo truyền miệng vì da trẻ rất mỏng manh nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng, tổn thương.

Chuyên gia nói gì về việc vỏ cây xà cừ trị bệnh ngoài da

Theo ông Nguyễn Xuân Hướng - Nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cây xà cừ là loại lim trắng, dòng rất độc. Từ trước tới nay chưa có sách hoặc tài liệu nghiên cứu nào khẳng định vỏ cây xà cừ dùng để chữa các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào... Đông y chưa có thực nghiệm, nhưng dùng loại cây này chữa bệnh rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vỏ cây xà cừ chứa alkaloid, thành phần có khả năng gây trúng độc cho người dùng ngay cả với lượng nhỏ. Vì vậy, mọi người tuyệt đối không dùng để tắm vì có thể gây ngộ độc nặng. Dân gian trước nay chỉ dùng những loại cây như lá đào, lá bưởi, cây nhọ nhồi, trà xanh… để chữa bệnh ngoài da mà thôi. 

Người bệnh có thể bị ngộ độc nếu dùng xà cừ chữa bệnh về da

Còn ThS Nguyễn Thị Hòa, Nguyên Phó GĐ TT Nghiên cứu Trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, Viện Dược liệu, cho biết xà cừ có tác dụng chữa bệnh ngoài da theo dân gian nhưng chưa được kiểm chứng vì vậy mọi người không nên đẽo cây vì có thể ảnh hưởng tới sức sống của cây. Thay vào đó, có thể thay thế bằng xuyên tâm liên (trị vảy nến, ngứa mụn nhọt), khổ sâm, canh châu (trị sởi, thủy đậu). Đó là những loại dược liệu đã được trồng phổ biến, có giá thành rẻ. Ngoài ra, cần kết hợp với các loại thuốc uống mới cho kết quả điều trị hiệu quả.

Người dân không nên dùng vỏ xà cừ để chữa ghẻ và dị ứng. Nếu bị bệnh ngoài da, người bệnh không tự điều trị mà nên thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Tuyệt đối không dùng thuốc theo sự mách bảo hay đồn thổi. Người bệnh cũng nên nhớ rằng cây xà cừ có chất độc và phản tác dụng nếu cố tình dùng để chữa bệnh.

Cây xà cừ không nằm trong danh mục 400 vị thuốc chủ yếu của Bộ Y tế, cũng không có trong Dược điển Việt Nam và người dân không dùng vì biết có độc. Vì vậy mọi người không nên dùng xà cừ để trị bệnh.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu