Vô sinh vì vòng tránh thai, dụng cụ tử cung?

Vòng tránh thai hiếm khi khiến chị em vô sinh

Vô sinh ở nam giới và những điều cần biết

Dùng dầu bôi trơn có làm giảm khả năng thụ thai?

Rối loạn nội tiết – Kẻ thù tước đi quyền làm mẹ của người phụ nữ

Vô sinh có phải là do đột biến di truyền?

Vòng tránh thai (IUD) tiện lợi với chi phí thấp nhưng rất nhiều chị em lại lo ngại, không dám sử dụng vì những nguy cơ bị mắc bệnh vô sinh. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học không hề tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào nào cho thấy vòng tránh thai làm tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ.

Vòng tránh thai là một phương pháp tránh thai an toàn

IUD là gì?

Vòng tránh thai là một loại dụng cụ tử cung nhỏ, hình chữ T và có chất liệu nhựa dẻo. IUD được đưa vào trong qua cổ tử cung và chỉ có những bác sỹ phụ khoa mới có đủ khả năng đặt hoặc gỡ bỏ vòng tránh thai.

Dụng cụ tử cung có hai dạng cơ bản là đồng và hormone (nội tiết tố). DCTC chứa đồng không sử dụng nội tiết tố để có công dụng tránh thai. Đây là loại dụng cụ được rất nhiều chị em không muốn hoặc không thể sử dụng các biện pháp tránh thai bằng hormone sử dụng. Đồng tiêu diệt tinh trùng, ngăn ngừa mang thai. Một vòng đồng tránh thai có hạn sử dụng lên đến 10 năm.

Vòng tránh thai nội tiết có thời hạn sử dụng ngắn hơn. Trong khoảng từ 3 - 5 năm, vòng tránh thai này tiết ra một lượng hormone progestin vừa đủ khiến chất nhầy cổ tử cung đặc lại, ngăn chặn rụng trứng.

Khi muốn có em bé trở lại, chị em chỉ cần đến gặp bác sỹ phụ khoa để gỡ bỏ. Khả năng có thai trở lại sau khoảng 1 tháng.

Tháo vòng rồi vẫn không có thai?

Cách chẩn đoán vô sinh cho những chị em tháo đặt vòng tương tự như với những chị em khác: 6 tháng quan hệ tình dục không bảo vệ không có thai hoặc 12 tháng (đối với phụ nữ dưới 35 tuổi).

Có nhiều nguyên nhân gây ra vô sinh nhưng vô sinh do đặt vòng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Trong một nghiên cứu 1.895 người phụ nữ, các nhà nghiên cứu chẩn đoán vô sinh nhận thấy nguyên nhân chủ yếu là do ống dẫn trứng bị tắc mà không phải là viêm nhiễm do vòng tránh thai. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân bị viêm nhiễm vùng chậu do nhiễm khuẩn Chlamydia.

Nếu sau khi tháo vòng mà vẫn không có tín hiệu nào cho thấy chị em đã có tin vui, cả hai vợ chồng nên đến bác sỹ để tìm hiểu nguyên nhân, sử dụng thực phẩm chức năng kết hợp với ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục để  cải thiện sức khỏe sinh sản, tăng khả năng thụ thai.

Tiêu Bắc H+ (Theo About)

Vô sinh có phải là do đột biến di truyền? - Ảnh 5
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sung mãn