Ngủ chung giường, vợ chồng già khỏe hơn

Các cặp vợ chồng già có thể sống lâu hơn nhờ ngủ chung giường

Chăm sóc người cao tuổi bị đái tháo đường

Video: Vì sao tóc bạc khi già?

Người già và trẻ em cần được cung cấp dinh dưỡng đặc biệt

Tắm sai cách mùa Đông, người già dễ đột quỵ

Vì sao ông bà thích ngủ riêng

Bà Nguyễn Thị Lợi (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) chia sẻ: Khi còn trẻ vợ chồng tôi rất yêu thương, chăm chút nhau. Dù có giận dỗi thế nào thì vợ chồng cũng không bao giờ ngủ riêng. Nhưng từ khi ông bà về hưu, ông Lý chồng bà nhất quyết đòi sang phòng bên ngủ. Ông bảo đợt này ông hay mất ngủ nên sợ đêm trằn trọc bà lại mất ngủ theo. Bà tâm sự: “Trước đây, hai vợ chồng ngủ chung, đêm thỉnh thoảng lại có người tâm sự chuyện con cái, thấy tình cảm, gần gũi lắm. Giờ mỗi người một giường thấy xa lạ rất nhiều”.

Ngủ chung giường giúp vợ chồng già thêm gắn kết

Không chỉ riêng vợ chồng bà Lợi ông Lý mà rất nhiều cặp vợ chồng lựa chọn ngủ riêng khi có tuổi. Nguyên nhân của việc ngủ riêng là do khi về già, các cụ ông hay gặp chứng rối loạn chức năng tình dục phổ biến ở nam giới là rối loạn cương dương, rối loạn này tăng theo tuổi. Chính vì vậy nhu cầu tình dục suy giảm. Còn ở phụ nữ, do tuổi mãn kinh làm cho họ giảm ham muốn, đêm mất ngủ, ngày mệt mỏi. Chính vì không còn ham muốn gần gũi nên các cụ thường nghĩ nên ngủ riêng, hoặc ngại con cháu nhìn vào nên chọn ngủ riêng. Ngoài ra, khi có tuổi cụ ông, cụ bà thường bị rối loạn giấc ngủ, để tránh ảnh hưởng đến vợ/chồng, các cụ cũng chọn cách mỗi người một giường.

Lợi ích của việc ngủ chung

Ông bà ngủ chung không có nghĩa vì nhu cầu tình dục mà đơn giản người già cũng cần sự gắn kết yêu thương để vơi đi sự cô đơn của tuổi già. Việc ngủ chung giường ngay cả khi đã cao tuổi đem lại nhiều lợi ích nhất định. Về mặt sinh học, hai người khác giới ngủ chung giường luôn khiến giấc ngủ sâu hơn, trong khi người bạn đời lâu năm còn hiểu những thói quen khi ngủ của bạn, do vậy giúp bạn ngủ ngon hơn. Khoảng thời gian trước giấc ngủ cũng là thời điểm tốt cho việc chuyện trò trao đổi, giao lưu vì không bị quấy rầy như lúc ban ngày, nhờ đó có thể giải quyết cả những mâu thuẫn vụn vặt vẫn phát sinh trong cuộc sống vợ chồng.

Và cuối cùng, khi ngủ chung, bạn có thể chăm sóc tốt hơn cho bạn đời, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về sức khỏe phát sinh ban đêm, từ đó sơ cứu kịp thời, tránh được những nguy cơ lớn hơn khác. Nếu có người ngủ cùng, cùng quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ thì sẽ tránh rất nhiều điều không may.

Việc ngủ chung hay riêng là vấn đề tế nhị trong đời sống vợ chồng, nhất là những cặp lớn tuổi. Ngủ riêng hay ngủ chung thì 2 vợ chồng cũng nên thẳng thắn trao đổi với nhau. Không dứt khoát phải ngủ chung hay riêng mà 2 vợ chồng cần tìm giải pháp tối ưu để có một giấc ngủ thoải mái. Nếu đối với những người khi mà cuộc sống ngày càng có nhiều áp lực, khi mà vợ chồng cảm thấy việc ngủ chung không còn thích hợp trong việc giữ gìn sức khỏe, hay có một giấc ngủ thoải mái bình an thì 2 người nên chọn một số đêm để ngủ riêng là một giải pháp để gìn giữ hạnh phúc vợ chồng, tránh cho cả hai phải “chịu đựng” lẫn nhau một cách không cần thiết và khoảng thời gian này chính là thời gian để bồi bổ sức khỏe, để nghỉ ngơi.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già