Ngáy to như sấm cần ngay vitamin và tinh dầu này

Vitamin, thảo dược, tinh dầu & thực phẩm chức năng nào cho người ngủ ngáy?

Nam giới ngủ ngáy, trầm cảm dễ bị yếu sinh lý?

Ngủ ngáy có nguy hiểm không?

Những "thủ phạm" khiến bạn ngủ ngáy

Những mẹo nhỏ "tạm biệt" tật ngủ ngáy

Ngủ ngáy là tật phát ra âm thanh qua đường thở khi ngủ. Nguyên nhân của điều này là do không khí được đưa đến sau họng và phải đi qua một đoạn hẹp, khiến nó tăng vận tốc, tạo nên một áp lực âm, kéo mặt hầu và lưỡi gà mềm về phía sau. Sự vận động khi thở ra – hít vào sẽ tạo ra rung động của lưỡi gà và màn hầu, từ đó gây nên tiếng ngáy. Nó có thể là dấu hiệu của hội chứng ngưng thở khi ngủ (SBD), một rối loạn gây ra sự gián đoạn hô hấp trong khi ngủ. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, đau tim và đột quỵ…

Chính vì vậy, hãy đi khám bác sỹ để biết được nguyên nhân ngủ ngáy của mình do đâu để tìm ra hướng giải quyết. Bên cạnh những can thiệp y tế, bạn có thể áp dụng những cách sau để hỗ trợ điều trị ngủ ngáy một cách tự nhiên: 

1. Tinh dầu bạc hà

Các loại tinh dầu khác có thể hỗ trợ tốt cho điều trị ngủ ngáy: Tinh dầu gỗ tuyết tùng, oải hương, cam bergamot, trà, khuynh diệp...

Nếu bạn ngáy ngủ do viêm đường hô hấp trên (viêm họng, ngạt mũi, mũi tắc nghẽn…), tinh dầu bạc hà nguyên chất sẽ là một sự cứu trợ hiệu quả. Tinh dầu bạc hà giúp giảm ho và chất nhầy, qua đó giảm ngủ ngáy.

Cách làm:

- Cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào cốc nước ấm rồi súc miệng, súc họng trước khi đi ngủ. Lặp lại phương pháp này mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.

- Dùng đèn đốt tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu.

- Thấm vài giọt tinh vào cục bông rồi đặt dưới gối khi đi ngủ.

- Cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào bát nước ấm rồi trùm khăn và xông hơi mặt khoảng 5 phút trước khi ngủ.

2. Rau húng lủi và cỏ cà ri

Tiêu hóa đóng một vai trò lớn đối với chất lượng giấc ngủ. Rối loạn tiêu hoá vì thế cũng có thể gây ra ngáy. Rau húng lủi và cỏ cà ri là hai loại thảo mộc tuyệt vời có thể chấm dứt tật ngáy ngủ do các vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là do chứng khó tiêu gây nên.

Khi bạn cảm thấy dạ dày khó chịu, cho vài cọng húng lủi vào tách trà nóng, hoặc nhai sống rau húng lủi sẽ giúp bao tử dễ chịu hơn

Rau húng lủi chứa nhiều limonene, dihydrocarvone và cineol có tác dụng kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều men tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, húng lủi còn có thể cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm chậm sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Húng lủi cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh suyễn và các bệnh về hô hấp do đặc tính kháng khuẩn của nó.

Lá và hạt cỏ cà ri thúc đẩy tiêu hóa, giảm táo bón và khắc phục chứng đầy hơi. Bạn có thể ngâm hạt cỏ cà ri qua đêm và ăn chúng vào sáng hôm sau

3. Vitamin C

Viêm xoang có thể gây cản trở hô hấp, làm cho miệng mở ra và lưỡi gà rung động tạo nên tiếng ngáy suốt đêm. Vitamin C có thể giúp ngăn chặn điều này bởi chúng giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh, nhờ vậy phòng ngừa viêm xoang.

Một số thực phẩm giàu vitamin C bạn nên ăn mỗi ngày: Đu đủ, dứa, bông cải xanh, ớt chuông đỏ…

4. Trà thảo mộc

Trà được coi là một trong những thực phẩm có tác dụng ngăn chặn, hỗ trợ điều trị ngủ ngáy hiệu quả. Một tách trà thảo mộc có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn ở cổ họng thông qua việc làm sạch chất nhày ở cổ họng, từ đó không khí được lưu thông được dễ dàng, giảm ngáy ngủ.

Nên uống trà hoa cúc, trà gừng hay trà hỗn hợp thảo mộc kết hợp với vài lát chanh và mật ong

5. Thực phẩm chức năng (TPCN)

Các loại TPCN hỗ trợ giấc ngủ có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên như: Nữ lang, Tâm sen, Bình vôi, Trinh nữ… giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ, từ đó giảm ngủ ngáy do hội chứng SBD hay mất ngủ gây nên.

Tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để lựa chọn được loại TPCN tốt và phù hợp với thể trạng.

Ngoài ra, cần thực hiện vệ sinh giấc ngủ mỗi ngày để giảm thiểu ngủ ngáy, nâng cao chất lượng giấc ngủ.

Vệ sinh giấc ngủ hiệu quả cần: Ngủ điều độ (ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ, kể cả ngày nghỉ); Thay đổi lối sống như tập luyện (trước khi ngủ khoảng 3 tiếng) và tránh các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, chè, cà phê…). Một yêu cầu nữa là trong phòng ngủ cũng không nên để tivi. Nhưng hiện nay đó là thói quen của rất nhiều người và việc thay đổi thói quen này không dễ dàng. Ngoài ra, sau 30 phút nằm mà không ngủ được thì nên thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc thiền để “dỗ” giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định, thiền định đem lại giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn cho con người, dù là trong một thời gian ngắn.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp