Vinamilk - không ngừng chinh phục những cột mốc mới

Ngày 20/8/2016, Vinamilk đã tổ chức chương trình “Giấc mơ sữa Việt” và lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập công ty.

Bỏ ra ngàn tỷ đầu tư trang trại bò sữa, Vinamilk thu được gì?

Quyết định đúng đắn giúp Vinamilk thành doanh nghiệp tỷ đô

Muốn biết Vinamilk thành công thế nào, hãy hỏi trẻ em Việt!

Vinamilk hái “trái ngọt”, khẳng định thương hiệu trên “bản đồ sữa” thế giới

Những con số biết nói

Vinamilk đang viết tiếp câu chuyện của mình với vinh quang và cả những đam mê chinh phục mới bằng “những con số khủng” mà ít có doanh nghiệp Việt Nam nào sánh kịp:

Vinamilk hiện là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 9 tỷ USD (theo số liệu ngày 11/8/2016).

Theo thống kê, năm 2015, doanh thu Vinamilk đạt 40.223 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 4.000 tỷ đồng.

Tổng đàn bò hiện nay (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết): 120.000 con, cung cấp khoảng 750 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến số bò của Vinamilk sẽ có khoảng 160.000 con vào năm 2017 và 200.000 con vào năm 2020 với sản lượng sữa tươi nguyên liệu đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi.

Vinamilk xếp thứ 49 toàn cầu về doanh thu các sản phẩm sữa trong năm 2015 (ước tính theo số liệu từ Euromonitor).

Trong ngành sữa, hiện nay Vinamilk chiếm 55% thị phần sữa nước, 85% thị phần sữa chua, 80% thị phần sữa đặc, 40% thị phần sữa bột và với 212.000 điểm bán lẻ và 575 cửa hàng phân phối trực tiếp.

Sản phẩm của Vinamilk cũng có mặt ở gần 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc.

Vinamilk đã được xuất khẩu đi 43 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những quốc gia yêu cầu rất cao về chất lượng trong sản phẩm dinh dưỡng như Nhật, Canada, Mỹ, Australia....

...

Tầm nhìn một thương hiệu

Trong vòng đời của một doanh nghiệp, có những thương hiệu phát triển tốt, có thương hiệu xuất hiện, nổi lên rồi…nhạt nhòa. Với Vinamilk, có thể thấy dấu ấn thương hiệu này ngày càng rõ nét và không ngừng cải tiến, hội nhập để duy trì vị thế trên thị trường. Trong những ngày đầu thành lập, Vinamilk gặp không ít khó khăn, thiết bị công nghệ cũ kỹ, không có nguồn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu nên Vinamilk đã chủ động liên doanh với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ra mắt nhãn hiệu sữa đặc Ông Thọ để xuất khẩu tại chỗ, giúp Vinamilk thu ngoại tệ. Sau hơn 1 thập niên, từ vài trăm triệu đồng ban đầu, Công ty đã nâng vốn tự có lên 20 tỷ đồng, gia tăng được sản lượng, doanh thu vượt kế hoạch trong năm 1987.

“Vinamilk là một minh chứng cho sự năng động, sự vượt khó, trỗi dậy, vươn ra thế giới của con người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam” - Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh

Không ngừng ở đó, Vinamilk liên tục hoàn thiện mình, tìm tòi phát triển sản phẩm mới và đầu tư máy móc thiết bị công nghệ để chuẩn bị cho sự tăng trưởng mạnh trên thị trường.

Đỉnh điểm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh vượt bậc của Vinamilk được xác định vào 2013 khi Vinamilk quyết định đầu tư vào 2 siêu nhà máy có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng tại Bình Dương: Nhà máy sản xuất sữa nước rộng hơn 20ha tại Bình Dương, công suất 800 triệu lít sữa mỗi năm; Nhà máy sữa bột có công suất 54.000 tấn mỗi năm, ngay khi vận hành trong tháng 4/2013 đã giúp Vinamilk đạt doanh thu khoảng hơn 31.000 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2012.

Vươn tầm quốc tế 

Tầm nhìn xuất sắc của Vinamilk còn thể hiện ở chỗ ban lãnh đạo Vinamilk đã đặt mục tiêu và khát vọng vươn tầm thế giới thông qua mở rộng và đầu tư các nhà máy tại Việt Nam lẫn các khu vực trọng tâm.

Sự thành công của Vinamilk gắn liền với vai trò của dàn lãnh đạo, đặc biệt là “bông hồng thép” - bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk

Năm 2012 khi làn sóng M&A đổ bộ vào Việt Nam thì cũng là lúc Vinamilk nhận ra phải có chiến lược toàn cầu hóa đúng đắn cho thương hiệu của mình. Nhờ có một ekip đam mê, học hỏi không ngừng và được rèn luyện lớn mạnh qua thực tế thị trường, Vinamilk được các nhà đầu tư tin tưởng và không ngừng ủng hộ những quyết sách của mình. Những chiến lược phát triển trong nước, cũng như sự dũng cảm và quyết đoán của bà Mai Kiều Liên được chứng minh trong chiến lược toàn cầu hóa của thương hiệu này. Không chỉ đầu tư trong nước, Vinamilk còn mạnh tay “mang chuông đi đánh xứ người”. Tính đến nay Vinamilk đã đầu tư vào 13 nhà máy tại Việt Nam và 3 nhà máy tại Mỹ, New Zealand và Campuchia. Vinamilk còn có 10 trang trại trải dài khắp Việt Nam với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Australia, Mỹ và New Zealand.

Nhìn lại 40 năm, có thể thấy Vinamilk lớn mạnh nhờ có một tầm nhìn xuyên suốt và kiên trì bám sát thị trường. Chính bản thân ban lãnh đạo và đội ngũ của Vinamilk đã là một nguồn tài sản quý giá mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Cơ chế quản trị khoa học, sự minh bạch của hệ thống cùng với kinh nghiệm và phong cách lãnh đạo ở Vinamilk…, là những nền tảng chắc chắn để những nhà đầu tư trong ngoài nước tin tưởng, yên tâm giao phó sứ mệnh lèo lái con tàu Vinamilk vượt những hải trình xa xôi. Vinamilk biết tự thiết lập cho mình “khoảng trống” để tự hoạch định và phát triển. Vinamilk còn tự thúc ép mình, không ngủ quên trên chiến thắng mà luôn đón bắt những thay đổi để thích nghi và hội nhập. Chính vì thế mọi nguồn lực của Vinamilk đều được đầu tư cho sự phát triển ngành sữa. Từ đó, thương hiệu này ngày càng tự tin, dẫn đầu và không ngừng chinh phục những cột mốc mới.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng