Mỹ phẩm giả, nhái 'sống khỏe' ở thị trường Việt Nam

Mỹ phẩm giả, nhái tràn lan trên thị trường Việt Nam

Mỹ phẩm chứa chất bảo quản Paraben sẽ bị thu hồi từ 31/7

"Mạnh tay" với dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN giả trên thị trường

Mở đợt cao điểm "quét" dược mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả

Mỹ phẩm: Cấp phép nhiều, quản lý chẳng bao nhiêu

Theo Đại tá Giang Văn Chiến - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an, riêng với mỹ phẩm, các mặt hàng bị làm giả thường tập trung vào các bộ sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ, các loại dưỡng da đắt tiền mang nhãn hiệu nổi tiếng như: Menard, Shiseido (Nhật Bản), Ohui (Hàn Quốc), các thương hiệu khác của Đức, Mỹ, Pháp, Canada... và các sản phẩm là các mặt hàng phổ thông như: Dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, sữa rửa mặt, bột giặt... nhái theo sản phẩm của các Tập đoàn nổi tiếng như: Unilever, P&G...

Tính chất và thủ đoạn vi phạm hiện nay là: Các đối tượng thường mua các sản phẩm giả đã hoàn thiện từ Trung Quốc về nội địa để tiêu thụ hoặc là nhập nguyên liệu và bao bì rời rồi đóng gói giả mạo xuất xứ.

Khó kiểm soát mỹ phẩm ở Việt Nam

Thực tế cho thấy, mặt hàng mỹ phẩm rất khó kiểm soát và đang tồn tại thực tiễn:

Thứ nhất, từ nhiều năm nay, các chủ sở hữu đề nghị xử lý và xác nhận hàng giả nhãn hiệu vẫn dưới con số 10. Điều này tạo điều kiện cho hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu vẫn được bày bán công khai, không (hoặc ít) bị xử lý.

Thứ hai, do Cục Quản lý Dược không có quy định phải ghi số đăng ký lên sản phẩm nên việc phân loại hàng được phép và không được phép lưu hành khó bị phát hiện bằng mắt thường. Hiện tại, hệ thống thông tin của Cục Quản lý Dược chưa công khai danh mục và đơn vị được cấp số lưu hành cho các loại mỹ phẩm cũng làm cho công tác kiểm tra khó khăn, nhất là khi mỹ phẩm có rất nhiều chủng loại và không cùng lô loại.

Thứ ba, cho đến nay, công tác giám định chất lượng mỹ phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn do chi phí cao, đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiêm chuyên môn nên hầu hết các vụ mỹ phẩm giả, nhái đều được xử là hàng lậu hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi tiêu hủy.

Thứ tư, thiếu thông tin và chưa có sự chủ động hợp tác của cơ quan xử lý với Ban chỉ đạo 389 các địa phương cũng là nguyên nhân quan trọng để mặt hàng mỹ phẩm vi phạm tồn tại.

Cuối cùng, phải thừa nhận thực tế, tình hình kiểm soát mỹ phẩm yếu kém sẽ làm cho Việt Nam là nơi tiêu thụ các sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng, là hàng giả, hàng nhái... Bên cạnh đó, mỹ phẩm là mặt hàng mang lại lợi nhuận cao mà lại ít bị xử lý hình sự nên tỷ lệ tái phạm và quy mô vi phạm ngày càng tăng lên.

Mới đây, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra xưởng sản xuất mỹ phẩm Jenny có dấu hiệu làm giả. Qua kiểm đếm, lực lượng chức năng đã thu giữ: Gần 1 tấn vỏ chai, bao bì và tem nhãn, hầu hết các loại tem nhãn này đều in bằng tiếng Hàn Quốc và tiếng Anh: Hơn 500kg dung dịch dạng lỏng; 95kg dung dịch dạng bột; Gần 500 chai sữa, kem tắm trắng và hơn 1 tấn nguyên liệu đã pha trộn.

Tại thời điểm kiểm tra, Giám đốc Công ty mỹ phẩm Jenny Lê Thị Mỹ Nữ không xuất trình được bất cứ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc các loại hoá chất nói trên.

Cũng trong tháng 7, quản lý thị trường TP.HCM đã phạt hành chính 8 tỷ đồng đối với hàng giả, hàng lậu; Tạm giữ số hàng trị giá lên tới 53 tỷ đồng. Tính riêng mặt hàng mỹ phẩm, Chi cục đã kiểm tra 8 công ty và hộ kinh doanh, phát hiện 1.527 đơn vị sản phẩm kem dưỡng da, sữa rửa mặt, dầu gội, thuốc nhuộm tóc nhập lậu. 1.450 hộp mỹ phẩm nhập khẩu khác không có nhãn phụ.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng