Viêm thanh quản – không còn là nỗi lo

Viêm thanh quản có thể tiến triển thành bệnh mạn tính

Khi nào cần đưa người cao tuổi đi khám viêm thanh quản?

Điều trị viêm thanh quản đơn giản hơn bạn tưởng!

Khàn tiếng kéo dài có nguy hiểm?

Cách phòng viêm thanh quản hiệu quả

Các bác sỹ luôn hướng dẫn cho bệnh nhân những cách phòng bệnh hiệu quả vì nó vừa an toàn vừa tiết kiệm được chi phí cho người bệnh. Có một vài mẹo nhỏ chữa viêm thanh quản hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Muối: Súc miệng bằng nước muối giúp chữa lành các dây thanh quản bị viêm, giúp sát khuẩn và hút nước khiến cho ổ viêm mau lành hơn. Bạn có thể pha nước muối loãng bằng cách cho ½ thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng nhiều lần trong ngày.

Tuy nhiên, bạn phải lưu ý về lượng muối pha, không phải càng mặn càng tốt như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nước muối quá mặn sẽ làm vết thương tăng kích ứng, lở loét và làm cho tình trạng bệnh viêm thanh quản càng nặng hơn.

Giấm có tính acid, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn

Giấm: Virus và vi khuẩn sợ môi trường có tính acid. Bởi vậy, khi bạn súc miệng với giấm (chứa một loại acid yếu) sẽ giúp tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Bạn có thể pha giấm với một lượng bằng lượng nước ấm, quấy đều và súc miệng nhiều lần trong ngày (2 – 4 lần).

Chanh: Đây là một bài thuốc dân gian để chữa bệnh viêm họng và viêm dây thanh quản. Bạn lấy nước chanh pha cùng muối để súc miệng và nhấm nháp từng chút một. Chanh có tính acid, giúp kích thích tiết nước bọt. Dung dịch chanh muối giúp tiêu diệt những loại vi khuẩn không chịu được môi trường có tính acid.

Bạn cũng nên uống trà nóng với chanh hoặc nhấm vài giọt chanh để giữ cho họng ẩm hơn, khiến ổ viêm mau lành.

Tỏi: Nếu bạn không có vấn đề gì về dạ dày, hãy thử trị viêm thanh quản bằng tỏi. Ngậm một lát tỏi mỏng hoặc tỏi đập dập sẽ tiết ra một loại kháng sinh là allicin. Allicin có tác dụng diệt khuẩn, trong đó có liên cầu khuẩn và một số loại virus. Bạn có thể sử dụng một nhánh tỏi kết hợp với đinh hương và ngậm ở miệng. Hãy  dùng hỗn hợp này như kẹo thường xuyên nếu bạn hay bị viêm thanh quản.

Gừng: Gừng tươi là bài thuốc giúp làm dịu màng nhầy của thanh quản. Bạn có thể sử dụng kẹo gừng hoặc một cốc trà gừng nóng.

Trà gừng được nấu bằng cách cho một đến hai củ gừng tươi thái lát vào 1 lít nước sôi, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút và để nguội trong vòng 30 phút. Bạn cũng có thể cho thêm mật ong nếu thích và uống 3 – 5 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên như cây rẻ quạt. Theo y học cổ truyền, cây rẻ quạt có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn trực khuẩn lỵ, tụ cầu vàng, cầu khuẩn ruột. Flavonoid toàn phần của rẻ quạt làm giảm hoạt động của men polyphenol oxydase có tác dụng kháng viêm cấp và mạn tính.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công một số thực phẩm chức năng với thành phần chính là rẻ quạt kết hợp cùng nhiều thành phần khác như bồ công anh, sói rừng, bán biên liên mang lại hiệu quả tốt cho bệnh viêm thanh quản, viêm họng, viêm đường hô hấp trên. 

Tiểu Bắc H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp