Viêm tai giữa vào mùa: Phòng ngừa cho trẻ thế nào?

Phòng ngừa viêm tai giữa thế nào?

Nghe kém do viêm tai giữa phải làm sao?

Thực đơn ngăn ngừa viêm tai khi đi bơi

Điều trị viêm tai giữa thế nào để bệnh không tái phát?

Xì mũi không đúng cách, bé có thể bị viêm xoang, điếc

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ được xếp vào nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Đây là một trong những bệnh rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi vào mùa Thu - Đông với nhiều hậu quả xấu.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, nhiều cha mẹ tin rằng viêm tai giữa, chảy mủ tai chỉ xảy ra khi có nước chảy vào tai mà không biết rằng viêm tai giữa là hậu quả của bệnh viêm đường hô hấp trên. Vì vậy, ngay cả khi không đi bơi, đi mưa... thì bé vẫn có thể bị bệnh này.

Biểu hiện của viêm tai giữa thường xuất hiện sau khi trẻ bị viêm mũi họng vài ngày và chia làm 2 loại: Viêm tai giữa cấp và viêm tai giữa tiết dịch. Viêm tai giữa cấp biểu hiện bằng sự đau tai dữ dội, trẻ quấy khóc không ngủ, có thể bị sốt, nôn mửa, ù tai, chóng mặt, sau đó trẻ bớt đau khi xuất hiện chảy mủ tai, có dấu hiệu nghe khó. Viêm tai giữa tiết dịch có biểu hiện nghiêm trọng hơn, bao gồm: Chảy mủ tai liên tục, nghe khó (thậm chí không nghe thấy gì), thủng màng nhĩ...

Khi thấy trẻ có một trong các biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Những nguy cơ thường gặp:

Tuổi tác: Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi dễ bị viêm tai, viêm tai giữa vì hệ thống đường hô hấp chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt ở những trẻ có hệ thống miễn dịch kém.

Trẻ bú bình: Trẻ bú bình và đặc biệt bú khi nằm có nguy cơ nhiễm viêm tai giữa nhiều hơn trẻ bú sữa mẹ.

Trẻ đi nhà trẻ: Trẻ được chăm sóc theo nhóm ở nhà trẻ nhiều khi bị cảm lạnh hoặc tiếp xúc với bệnh nhiễm trùng gây ra viêm tai giữa

Thời tiết, mua: Bệnh viêm tai giữa thông thường bị nhiều vào mùa Thu - Đông, đây là giai đoạn trẻ dễ bị cảm lạnh và các bệnh về hô hấp. Ngoài ra, những người bị dị ứng theo mùa có thể có nguy cơ viêm tai trong mùa bị dị ứng.

Gia đình: Viêm tai không phải bệnh di truyền, tuy nhiên nếu trong nhà có 1 người bị viêm tai, viêm tai giữa thì khả năng cao đứa trẻ đó sẽ bị bệnh này.

Ô nhiễm không khí: Trong môi trương không khí bị ô nhiễm, nhiều khói (khói thuốc, khói lò, khói bếp…), trẻ càng có nguy cơ bị viêm tai cao.

Một số phương pháp phòng ngừa và điều trị viêm tai giữa cho trẻ

Thuốc giảm đau: Trẻ em và người lớn thường đối phó với bệnh nhiễm trùng bằng cách uống thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm viêm/sưng và đau nhói. Thuốc này cũng có thể giúp hạ sốt và các triệu chứng như ớn lạnh hoặc chóng mặt, tuy nhiên nên uống theo đúng chỉ định của bác sỹ. Cách điều trị này được đánh giá là an toàn hơn so với thuốc kháng sinh, đặc biệt khi thực trạng lạm dụng thuốc kháng sinh đang trở nên báo động. 

Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách giảm đau tự nhiên không cần thuốc như:

- Nhỏ 3 - 4 giọt tinh dầu olive ấm vào trong ống tai sẽ giúp giảm đau tai. Nó cũng sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và ngăn chặn cảm giác ù trong tai. Ngoài ra, đắp một chiếc khăn ấm lên tai cũng có tác dụng giảm đau tai tức thì.

- Tinh dầu tỏi có chứa các hợp chất kháng khuẩn và chống viêm, giúp làm giảm đau tai hiệu quả. Bạn chỉ cần nhỏ một vài giọt tinh dầu tỏi vào tai để làm giảm cơn đau tai.

Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ: Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ không chỉ ít có khả năng bị viêm tai mà còn ít khi bị dị ứng, viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản và nhiễm virus, đặc biệt là viêm màng não. 

Ăn nhiều thực phẩm giảm viêm và giảm dị ứng: Một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể có thể giúp làm giảm dị ứng và viêm đường hô hấp cũng như giúp gia tăng khả năng miễn dịch chống nhiễm trùng, bao gồm:

- Hạn chế thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường và chất gây dị ứng phổ biến như: Sữa bò, tinh bột, tôm, đậu phộng…

- Ăn nhiều rau và trái cây, tỏi, gừng, nghệ, các loại rau thơm/thảo mộc, uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày, ăn ít nhất 2 bữa cá mỗi tuần, tiêu thụ protein chất lượng cao (thực phẩm hữu cơ) và các loại thực phẩm giàu probiotics (sữa chua, kombucha, dưa muối, kimchi…).

- Sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần: Omega-3, probiotics, kẽm, vitamin C, ImmuneGamma, Hoàng kỳ, Diếp cá, Hoài sơn, Bướm bạc, Cam thảo, Kha tử…

Bảo vệ tai khỏi nước: Lau sạch tai khi dính nước, đặc biệt là sau khi bơi, đi mưa hay sặc nước.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp