7 điều nên biết về bệnh viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp có liên quan với bệnh vảy nến

7 biện pháp tự nhiên giúp khắc phục bệnh viêm khớp vẩy nến

Thực phẩm không thể thiếu cho bệnh nhân viêm khớp vẩy nến

5 quan điểm sai lầm về bệnh viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?

Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp mạn tính

Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp mạn tính có liên quan với bệnh vảy nến. Tỷ lệ viêm khớp vảy nến chiếm 10-30% bệnh nhân bị vảy nến: 80% trường hợp có viêm khớp xuất hiện sau tổn thương vảy nến; 15% xuất hiện đồng thời và 10% trường hợp viêm khớp xuất hiện trước khi có tổn thương da. Một số triệu chứng của bệnh vảy nến rất nhẹ hoặc dễ trông thấy nên bệnh nhân có thể bị chẩn đoán sai thành viêm khớp mạn tính hoặc các dạng viêm khớp khác.

Viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể

Viêm khớp vảy nến có thể xảy ra ở ngón tay, ngón chân, ở cổ, lưng, ngón chân và mắt cá chân. Thời gian càng dài các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn. Viêm khớp vảy nến có thể chia thành 5 thể sau:

+ Thể viêm ít khớp: Thường là các khớp lớn (80%) 
+ Thể viêm khớp ngoại biên đối xứng (25%) 

Người bị bệnh vảy nến có nguy cơ cao bị viêm khớp vảy nến

+ Thể viêm khớp trục (cột sống và khớp cùng chậu) (10%) 

+ Thể viêm các khớp liên đốt xa (10%) 
+ Thể viêm khớp ngoại biên biến dạng nặng (5%)

Khoảng 40% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp.

Đến nay bệnh viêm khớp vảy nến dù được xếp loại nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định. Người ta chỉ ghi nhận được các yếu tố có liên quan chặt chẽ với qua trình sinh bệnh là: Di truyền, miễn dịch, môi trường... Người có cha hoặc mẹ bị bệnh viêm khớp vảy nến sẽ có nguy cơ bị bệnh cao gấp 50 lần người bình thường nên có người cho rằng đây là do các yếu tố về gene. Các gene như HLA-Cw6, HLA-B27, HLA-B16, HLA-DR4 có liên quan mật thiết với viêm khớp vảy nến. Ngoài ra, người có cha mẹ mắc bệnh vảy nến hoặc viêm khớp cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp vảy nến.

Bệnh có thể bị chẩn đoán sai thành bệnh gout hoặc viêm khớp dạng thấp

bệnh gout và viêm khớp dạng thấp thường có một số triệu chứng tương tự nhau như đau khớp, sưng khớp... Vì vậy để phát hiện viêm khớp dạng thấp người bệnh cần phát hiện những thay đổi ở da và móng. Ngoài ra, sinh thiết da cũng có thể chẩn đoán viêm khớp vảy nến.

Người bệnh vảy nến nên đến gặp bác sỹ khi có triệu chứng sưng đau khớp 

Không có thuốc điều trị viêm khớp vảy nến

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc điều trị viêm khớp vảy nến Các thuốc hiện nay chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm khớp vảy nến. Các thuốc thường được dùng khi bị viêm khớp vảy nến: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs); Thuốc chống thấp khớp (DMARDs); Thuốc ức chế miễn dịch... Cùng với việc dùng thuốc, người bệnh có thể thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để giảm viêm và các triệu chứng của bệnh.

Viêm khớp vảy nến không chỉ ảnh hưởng tới các khớp 

Viêm khớp vảy nến chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp xương, nhưng nó cũng có thể gây ra một loạt các triệu chứng khắp cơ thể. Bệnh có thể gây mệt mỏi, trầm cảm, sưng đau các ngón và viêm màng bồ đào. Những người mắc bệnh viêm khớp vẩy nến còn có nguy cơ cao mắc bệnh tim và nó cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người bị viêm khớp vẩy nến.

Viêm khớp vảy nến có thể khiến người bệnh mệt mỏi, trầm cảm

Viêm khớp vảy nến có thể gây biến chứng nguy hiểm

Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân viêm khớp vảy nến bị viêm khớp biến dạng. Bệnh phá huỷ các xương nhỏ ở bàn tay, nhất là ngón tay dẫn đến biến dạng và tàn phế vĩnh viễn.

Thanh Tú H+ (Theo Very Well)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp