Cách nhận biết, sơ cứu viêm dạ dày - ruột

Viêm dạ dày-ruột do virus thường gây ra tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn và sốt (Ảnh: Google Static)

Viêm dạ dày mạn tính: Nên kiểm tra vi khuẩn HP

Quảng Ngãi: Viêm da dày sừng tái phát

13 dấu hiệu viêm dạ dày

Quảng Ngãi: Một ca tử vong do hội chứng viêm da dày sừng

Các nguyên nhân thường gặp gây viêm dạ dày-ruột:

- Virus

- Thức ăn , nước uống bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

- Phản ứng với thức ăn lạ. Trẻ nhỏ có thế có các dấu hiệu, triệu chứng do nguyên nhân này. Trẻ sơ sinh đang bú mẹ có thể phản ứng với sự thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ.

- Tác dụng phụ của thuốc.

Các dấu hiệu, triệu chứng gồm:

- Buồn nôn hoặc nôn

- Tiêu chảy

- Đau quặn bụng

- Sốt nhẹ (thỉnh thoảng).

Phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây viêm mà các dấu hiệu, triệu chứng này có thể kéo dài một ngày tới hơn một tuần.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm dạ dày – ruột:

- Ngừng ăn trong vòng vài giờ để dạ dày ổn định.

- Uống nhiều nước: Như đồ uống thể thao hoặc nước, để đề phòng mất nước. Nếu bạn gặp vấn đề trong dung nạp các loại chất lỏng, hãy uống từng nhấp một. Cần chắc chắn bạn vẫn đi tiều được bình thường và nước tiểu trong, nhạt màu, không sẫm màu. Nước tiểu sẫm màu xuất hiện không thường xuyên là dấu hiện của sự mất nước. Hoa mắt, chóng mặt cũng là các dấu hiệu của sự mất nước. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên và bạn không thể uống đủ nước,hãy đi khám ngay.

- Bắt đầu ăn trở lại một cách từ từ, từ những thức ăn dễ tiêu như bánh quy giòn, bánh mỳ nướng, thạch, chuối, cơm,thịt gà. Dừng ăn khi bị nôn trở lại. Tránh dùng sữa, các sản phẩm từ sữa, cà phê, rượu, nicotin, chất béo hoặc các loại thức ăn có nhiều gia vị trong vòng vài ngày.

- Cân nhắc sử dụng acetaminophen (Tylenol,…) để giảm các triệu chứng, nếu bạn không mắc bệnh gan.

- Nghỉ ngơi: Bệnh và tình trạng mất nước có thể khiến bạn yếu đi và mệt mỏi.

Hãy đi khám bác sỹ khi:

- Nôn dai dẳng trên 2 ngày.

- Tiêu chảy kéo dài nhiều ngày.

- Đi tiêu ra ra máu

- Sốt từ 38,30C trở lên.

- Thoáng ngất hoặc ngất khi đứng

- Dần trở nên lú lẫn

- Đau bụng gây lo lắng, phiền toái.

Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị viêm dạ dày-ruột thì hãy:

- Để trẻ nghỉ ngơi.

- Khi trẻ ngừng nôn, bắt đầu cho trẻ uống từng lượng nhỏ dung dịch bù nước (CeraLyte, Enfalyte, Pedialyte). Không nên chỉ dùng nước đơn thuần hoặc nước ép táo.

- Cho trẻ ăn từ từ, bắt đầu từ những thức ăn dễ tiêu hóa như bánh mỳ nướng, cơm,chuối, khoai tây. Tránh cho trẻ ăn sản phẩm sữa giàu chất béo bão hòa như sữa nguyên chất, kem, thưc phẩm nhiều đường như soda, kẹo. Chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn.

- Cân nhắc sử dụng acetaminophen (Tylenol,…) để giảm các triệu chứng, nếu trẻ không mắc bệnh lý về gan. Không dùng aspirin cho trẻ.

- Nếu bạn đang cho con bú, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Nếu trẻ bú sữa bình, bổ sung thêm một lượng nhỏ dung dịch bù nước đường uống (CeraLyte, Enfalyte, Pedialyte) hoặc pha theo công thức bù dịch và điện giải nhanh (oresol).

Hãy đi khám bác sỹ khi:

- Trẻ buồn ngủ, ngủ gà không bình thường.

- Nôn ra máu.

- Đi tiêu ra máu

- Có biểu hiện mất nước như miệng khô,da khô, mắt trũng, hoặc khóc không ra nước mắt. Với trẻ sơ sinh cần cảnh giác khi thóp ở đỉnh đầu trẻ trũng xuống và tã lót của trẻ vẫn khô từ 3 giờ trở lên.

- Trẻ dưới 2 tuổi, sốt kéo dài trên một ngày hoặc trẻ 2 tuổi sốt trên 3 ngày.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa