Vì sao trẻ hay ho đêm?

Giảm viêm họng, ho đêm trẻ bằng thảo dược và thực phẩm chức năng

Xót xa khi thấy con cưng ho tới ngất lịm

Ho như thế nào mới phải đưa bé đi bác sỹ?

Ho báo hiệu bệnh hô hấp nguy hiểm ở trẻ

Trẻ bị ho khi giao mùa, mẹ phải làm sao?

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trả lời:

Chào bạn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Vì sao trẻ lại ho nhiều về đêm là câu hỏi của rất nhiều cha mẹ thắc mắc. Thực tế, nhiều trẻ ban ngày vui chơi, sinh hoạt bình thường nhưng ban đêm khi ngủ lại ho nhiều kèm theo đau bụng, sốt hoặc nôn trớ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Vào ban ngày, trẻ ít ho hơn vì vận động nhiều, các chất nhầy thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Nhưng ban đêm, khi ngủ, các chất nhầy ứ đọng trong cổ gây ho. Bé có thể đau bụng, ho đỏ mặt và cong người vì khi ho các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ.

Biểu hiện ho ở trẻ khi ban đêm là triệu chứng của khá nhiều bệnh, đa phần là các bệnh liên quan tới đường hô hấp: Cảm lạnh, viêm mũi xoang, viêm họng, lên cơn hen… Nếu trẻ đột ngột ho sặc sụa, không bị sốt nhưng khó thở, mặt tím tái thì rất có khả năng trẻ đã vướng dị vật trong đường hô hấp.

Trào ngược dạ dày thực quản cũng khiến bé bị ho về đêm vì các bé hay ăn uống sát giờ đi ngủ, thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ, tư thế nằm làm cho các chất dịch ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, rỉ ra họng, tràn vào thanh quản gây ho sặc từng cơn. Nếu kéo dài tình trạng này trẻ ho nhiều suốt đêm sẽ thành mạn tính, ho cả về ban ngày. Bạn nên đưa bé đi khám bác sỹ để xác định rõ nguyên nhân khiến bé bị ho. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh mà không tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn tránh cho trẻ ăn, uống sát giờ đi ngủ (ngủ sau giờ ăn ít nhất 2 tiếng để thức ăn kịp tiêu hoá hết trong dạ dày). Buổi tối nên tránh ăn quá no và những thực phẩm gây đầy bụng, trào ngược dạ dày thực quản như: Nước ngọt, trứng, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh… Bạn cũng cần lưu ý tăng cường sức đề kháng giúp trẻ đáp ứng điều trị ho tốt hơn và phục hồi nhanh hơn: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cân đối, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chăm tập thể dục buổi sáng, hỗ trợ điều trị ho bằng các thảo dược thiên nhiên (bướm bạc, kha tử, diếp cá, cam thảo...) hoặc từ thực phẩm chức năng.


Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị