Vì sao phụ nữ mang thai hay bị tăng tiết nước bọt?

Tăng tiết nước bọt là trình trạng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai

Mang thai bao lâu thì bà bầu bắt đầu buồn nôn và nôn?

Vì sao bà bầu nên ăn dưa hấu?

Những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ bạn đã mang thai

Dân văn phòng cần lưu ý gì khi mang thai?

Bà bầu bắt đầu tăng tiết nước bọt vào khi nào?

Tình trạng tăng tiết nước bọt quá mức thường xảy ra trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Cụ thể là vào khoảng tuần thai thứ 6 hoặc sớm hơn. Tăng tiết nước bọt thường xảy ra vào buổi sáng và biến mất ngay sau đó. Trong một số trường hợp, tình trạng tăng tiết nước bọt có thể xảy ra trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân khiến bà bầu tăng tiết nước bọt

Hormone: Sự biến động của hormone trong cơ thể được cho là nguyên nhân chính khiến bà bầu tăng tiết nước bọt. Cụ thể là sự gia tăng của 2 loại hormone là progesterone và estrogen trong cơ thể khi mang thai chính là thủ phạm làm tăng tiết nước bọt.

Buồn nôn: Buồn nôn là tình trạng phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này khiến tuyến nước bọt sản xuất nhiều nước bọt hơn. Lượng nước bọt tăng cao hơn ở phụ nữ mang thai có bệnh tăng huyết áp.

Ợ nóng: Một triệu chứng thường gặp khi mang thai chính là ợ nóng và đây cũng là nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt. Hàm lượng acid trong dạ dày tạo ra cảm giác nóng rát trong thực quản khi bị trào ngược. Để chống lại điều này, tuyến nước bọt sẽ tiết nhiều nước bọt để làm dịu thực quản và trung hòa acid dạ dày.

Ợ nóng làm tăng tiết nước bọt

Các yếu tố khác: Hít phải khói cũng có thể kích thích tuyến nước bọt tạo ra nhiều hơn. Các bệnh nhiễm trùng răng miệng cũng có thể làm tăng tiết nước bọt. Tiếp xúc với các chất độc như thủy ngân và thuốc trừ sâu... cũng có thể khiến bà bầu tăng tiết nước bọt.

Tăng tiết nước bọt khi mang thai có gây hại?

Theo các bác sỹ, tình trạng tăng tiết nước bọt trong thời kỳ mang thai hoàn toàn không gây hại cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Bạn nên đi khám để biết chắc chắn nguyên nhân nào gây tăng tiết nước bọt.

Kiểm soát tăng tiết nước bọt khi mang thai thế nào?

Để thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng, giúp đáp ứng nhu cầu tăng cao về dưỡng chất trong thai kỳ.

- Hãy thường xuyên uống một ngụm nước nhỏ khi cảm thấy lượng nước bọt tiết ra quá nhiều và luôn mang theo một chai nước bên cạnh.

- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều tinh bột và chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.

- Vệ sinh răng miệng sạch, đánh răng và súc miệng vài lần trong ngày.

- Nhai kẹo cao su.

- Đơn giản nhất, hãy nhổ nước bọt ra.

Trần Lưu H+ (Theo Boldsky)

Gợi ý thực phẩm chức năng PreIQ tốt cho phụ nữ chuẩn bị mang thai và bà bầu:

Thực phẩm chức năng PreIQ giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ.

TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Vui lòng truy cập website www.preiq.vn hoặc gọi hotline 1900 6436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
** Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp