Vì sao người bệnh đái tháo đường dễ bị hạ kali máu?

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ hạ kali máu khi dùng nhiều insulin

Thực phẩm giàu kali quan trọng thế nào với người bệnh rung nhĩ?

Những thực phẩm giàu kali và magne giúp tăng năng lượng tức khắc

Nên và không nên uống gì khi bị bệnh đái tháo đường?

Vì sao nên ăn đậu phộng (lạc) vào mùa Đông?

Hạ kali máu và insulin

Theo Cuốn sách "Nguyên tắc và Thực hành Y khoa của Davidson", hạ kali máu hay kali máu thấp được định nghĩa là mức kali trong máu ở dưới 3,5mmol/lít. Kali là khoáng chất có vai trò tạo điều kiện cho insulin thực hiện chức năng đưa glucose vào tế bào. Tuy nhiên, khi mức insulin trong máu tăng lên cao, cơ thể sẽ phải sử dụng một số lượng lớn kali, điều này khiến cho lượng kali trong máu hạ xuống nhanh chóng.

Chính vì mối liên quan này, các nhà nghiên cứu cho rằng, sự tham gia của kali có thể liên quan đến quá trình phát triển của bệnh đái tháo đường. Theo một bài viết được đăng trên Tạp chí Hypertension năm 2008, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa nồng độ glucose trong máu và nồng độ kali khi sử dụng các loại thuốc lợi tiểu mạnh. Theo đó, khi mức kali giảm thì đường huyết sẽ tăng lên.

Các nhà khoa học cho biết, điều này phù hợp với giả thuyết, tổng lượng kali trong cơ thể có vai trò trong việc xác định độ nhạy của insulin.

Nguyên nhân gây hạ kali máu

Theo cơ chế ở trên, bệnh nhân đái tháo đường sử dụng quá nhiều insulin sẽ có nguy cơ bị hạ kali máu. Do đó, những người có lượng đường trong máu thấp và hạ kali máu nên tránh dùng insulin.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: Aldosterone phóng thích quá mức - một hormone steroid do tuyến thượng thận tạo ra, nôn mửa, tiêu chảy và sử dụng thuốc nhuận tràng đều có thể gây hạ kali máu.

Triệu chứng khi hạ kali máu

Kali có vai trò rất quan trọng đối với chức năng thần kinh, cơ và tim. Hạ kali máu có thể dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ, dẫn tới mệt mỏi và mất sức.

Không những thế, một trong những tình trạng nguy hiểm nhất có thể gặp phải khi mức kali xuống thấp là rối loạn chức năng tim, gây rối loạn nhịp tim có thể dẫn tới hạ huyết áp và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Quang Tuấn H+ (Theo Livestrong)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết