Vì sao sốt xuất huyết có thể gây chết người?

Thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện do bệnh sốt xuất huyết phát triển

Hà Nội: Gần 700 người mắc mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay

Nguồn gốc, nơi sản xuất của viên uống chống nắng Beasun!

Sốt xuất huyết và sốt virus: Trẻ bị sốt khi nào cần đi viện?

Chống tia cực tím cho da: Phương pháp nào làm giảm tác hại hiệu quả

Nguyên nhân khiến người bệnh sốt xuất huyết tử vong

Theo các bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nữ sinh này bị sốt và điều trị tại bệnh viện. Kết quả xét nghiệm xác định mắc sốt xuất huyết Dengue type 1 và tử vong do hội chứng sốc sốt xuất huyết (hội chứng sốc Dengue). Vậy hội chứng sốc sốt xuất huyết là gì?

Theo BS Nguyễn Trung Cấp -  Phó khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sốc do sốt xuất huyết xảy ra khi bệnh nhân bị thoát dịch ra khỏi lòng mạch máu. Sốc sốt xuất huyết là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Đa số bệnh nhân sốt xuất huyết bị tử vong là do sốc nặng.

Sốc sốt xuất huyết thường xảy ra từ ngày thứ 4 đến ngày 6 của bệnh. Cụ thể, trong 3 ngày đầu tiên, bệnh nhân sốt cao. Đến ngày thứ 4, sốt thường sẽ giảm nhưng có thể xuất hiện 2 tình trạng: Đó là giảm tiểu cầu máu gây xuất huyết và tăng tính thấm thành mạch gây thoát mạch. Khi thoát mạch quá nhiều sẽ gây mất thể tích huyết tương trong lòng mạch, khiến bệnh nhân có thể sốc.

Sốc do sốt xuất huyết là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết

Nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân sốc sốt xuất huyết được bù dịch đầy đủ thì sẽ hồi phục. Ngược lại, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời thì có thể rơi vào tình trạng sốc, mạch đập nhanh, tụt huyết áp và nhanh chóng tiến triển thành sốc không phục hồi gây suy đa phủ tạng, dẫn đến tử vong. Thời gian từ lúc xuất hiện biến chứng sốc đến lúc tử vong chỉ kéo dài 5 - 6 tiếng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Trước đây thông thường bệnh nhân bị mắc khoảng 1 tuần mới có dấu hiệu trở nặng dẫn đến sốc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, hiện nay có những trường hợp mới bị mắc 2 - 3 ngày đã có thể có dấu hiệu sốc sốt xuất huyết. Do đó, có những trường hợp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Chưa kể bệnh nhân bị sốc sốt xuất huyết đã qua cơn sốt xuất huyết, bác sỹ vẫn phải theo dõi từ 24 - 48 giờ để bệnh nhân hoàn toàn hồi phục.    

Những dấu hiệu cảnh báo sốc sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị sốt xuất huyết có những dấu hiệu dưới đây thì nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu của sốc sốt xuất huyết:

- Nếu bị sốt và đau hạ sườn phải thì bạn nên đến gặp các bác sỹ và làm xét nghiệm theo yêu cầu vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết đang tiến triển thành hội chứng sốc sốt xuất huyết.

Bệnh nhân sốt xuất huyết bị đau hạ sườn phải thì nên đến bệnh viện khám ngay

- Bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu li bì, bứt rứt, vật vã, nôn, buồn nôn. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân cũng có thể nôn ra máu.

- Bệnh sốt xuất huyết kèm theo chảy máu chân răng, chảy máu cam, phân đen hoặc nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc thấy kinh bất thường.

- Các ban xuất huyết dày đặc, cơ thể mệt mỏi rã rời, đau tức hạ sườn phải, xét nghiệm men gan tăng rất cao, khám thấy gan to.

Nên cẩn trọng khi ban xuất huyết mọc dày đặc

- Xét nghiệm cận lâm sàng thấy dung tích hồng cầu (hematocrite) tăng cao và tiểu cầu giảm nhanh chóng.

Sốc do sốt xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng ở trẻ nhỏ và người cao tuổi khi mắc sốt xuất huyết có nguy cơ sốc cao hơn. Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.

- Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận trên 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 190 xã, phường ở 26 quận, huyện.

- Hiện nay, có tới 4 type virus sốt xuất huyết nên bệnh nhân mắc rồi vẫn có thể bị mắc lại, thậm chí lần sau còn mắc nặng hơn lần trước. Nếu một người đã nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo được miễn dịch suốt đời với chủng virus đó.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm