Vì sao bé chảy máu mũi khi trời lạnh?

Nếu bé có thói quen ngoáy mũi, bạn nên tìm cách giữ cho đôi tay của bé được bận rộn.

Trẻ chảy máu cam, đừng cuống

Cha mẹ chú ý: Bệnh sởi gây viêm phổi và chảy mủ tai

Video: Cách xử trí khi người thân bị nghẹn, bị bỏng và chảy máu

Chữa ho và chảy mũi cho trẻ không cần kháng sinh

Hỏi:  Chào bác sỹ, con tôi đã được 3 tuổi, thời gian vừa qua trời rét, tôi sợ cháu bị lạnh nên đã bật điều hòa cho cháu nhưng sau một đêm tôi thấy cháu bị chảy một ít máu ở mũi. Tôi rất lo lắng không biết vì lý do gì? Có phải do cháu ở trong phòng có điều hòa không? Hiện tượng đó có nguy hiểm không? (Bạn Phương Anh - Hà Nội)

Bác sỹ Vũ Thị Nam trả lời:

Chào bạn,

Hiện tượng chảy máu mũi thường xuất hiện khi nhiệt độ môi trường bắt đầu giảm. Tuy nhiên, thủ phạm gây ra tình trạng này không phải là sự thay đổi nhiệt độ mà chính là sự sụt giảm độ ẩm của không khí. Đây cũng chính là lý do bé nhà bạn bị chảy máu ở mũi khi bạn bật điều hòa.

Khi bạn sử dụng điều hòa, không khí trong phòng bị khô dẫn đến hiện tượng khô của lớp niêm mạch mũi dễ làm tổn thương các mạch máu ở điểm mạch và gây chảy máu hoặc khô niêm mạc làm bé khó chịu nên đưa ngón tay vào ngoáy mũi làm tổn thương các động mạch trong mũi dẫn đến chảy máu. Các mao mạch này mang ít máu nên tình trạng xuất huyết thường không nguy hiểm và có thể kiểm soát được. Bạn chỉ cần ép chặt phần mũi bị tổn thương của bé là có thể cầm máu.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, bạn nên dùng một tấm bông gòn dài khoảng 2 – 3cm đặt vào mũi bé. Lưu ý, bông gòn sử dụng cần phải được tẩm ướt. Khi đặt bông gòn vào, bạn vẫn cần phải dùng ngón tay cái ấn chặt vào hai cánh mũi để niêm mạc mũi tiếp xúc với bông. Sau khi máu ngừng chảy, trong mũi sẽ có một cục máu đông nhỏ. Để không gây hại cho mũi, bạn cần phải lấy bông gòn ra khỏi mũi thật cẩn thận. Tốt nhất là nên lấy sau 1 – 1,5h. Trong trường hợp bé bị chảy máu mũi nhưng sau 15 phút không cầm máu được, thì bạn dùng bông hoặc vải sạch ấn sâu vào hốc mũi chảy máu rồi đưa bé tới cơ sở y tế để cầm máu và điều trị.

Để phòng tránh chảy máu mũi cho bé, bạn nên sử dụng một số mẹo nhỏ sau đây: Cắt gọn gàng móng tay cho con để phòng ngừa những thương tổn có thể gây ra khi bé ngoáy mũi, và tốt nhất hãy giúp con hạn chế và từ bỏ thói quen ngoáy mũi; Nên bổ sung vitamin C, rau quả tươi vì có thể ngừa chảy máu cam thông thường. Nếu bạn bắt buộc phải sử dụng điều hòa trong phòng thì nên dùng thêm máy tạo độ ẩm hoặc để chậu nước lớn trong phòng gần điều hòa, đồng thời, thỉnh thoảng nhỏ cho bé 2 - 3 giọt nước muối sinh lý 0,9 % để cung cấp thêm độ ẩm cho lớp niêm mạc mũi. 

Chảy máu mũi thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe đối với bé. Nếu bé nhà bạn bị chảy máu mũi  nhiều hơn 1 lần/ tuần thì bạn nên đưa bé đi gặp bác sỹ. Nếu chảy máu mũi không phải do các nguyên nhân như dị ứng, nhiễm trùng xoang hay các mạch máu bị kích thích bác sỹ có thể đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm để biết vì sao bé lại bị tình trạng này. Khi xác định rõ nguyên nhân gây chảy máu mũi, bác sỹ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

Chúc bé nhà bạn hay ăn chóng lớn!

 

Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị