Vì sao bạn có cảm giác đói sau ngay khi ăn?

Cảm giác đói sau khi ăn có thể không đến từ nhu cầu chính đáng của cơ thể

Có phải bị trầm cảm nên thèm ăn đồ ngọt?

Hạt chia giúp ngăn cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân

Hãy cảnh giác: Bạn sẽ thèm ăn ngọt hơn nếu uống cà phê

Làm thế nào để giảm bớt cảm giác thèm ăn?

1. Ăn sáng quá ít

Một nghiên cứu tới từ Đại học Cambridge (Anh) đã theo dõi 6.764 người trưởng thành trong gần 4 năm và nhận thấy rằng những người thường ăn bữa sáng chứa 300 calorie hoặc ít hơn tăng gấp đôi cân nặng so với những người ăn 500 calorie trở lên trong bữa sáng. Các nhà nghiên cứu tin rằng tiêu thụ một bữa sáng đầy đủ giúp điều chỉnh đường huyết trong suốt cả ngày, từ đó giúp giảm sự thèm ăncảm giác đói.

Các nhà nghiên cứu đề nghị nên ăn một lượng calorie nhiều hơn trong bữa sáng và thấp hơn trong các bữa còn lại là kế hoạch tốt để kiểm soát cân nặng.

Cảm giác đói sau khi ăn có thể do bạn đã ăn sáng quá ít

2. Khát nước

Các triệu chứng mất nước có thể bắt chước cảm giác đói. Bạn có thể gặp thêm các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, nhức đầu hoặc khó tập trung, thậm chí là sôi bụng.

Vì vậy, ngay sau bữa ăn, bạn hãy uống 1 cốc nước để thúc đẩy tiêu hóa và tăng cảm giác no bụng, đồng thời ngăn ngừa mất nước.

3. Ăn thực phẩm đóng hộp

Chất hóa học bisphenol A (BPA) thường được tìm thấy trong lớp lót của hộp thực phẩm, nó sẽ thấm vào thức ăn và gây ra nhiều tác hại cho người ăn. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho hay BPA có thể gây ra chứng béo phì. Vì chúng làm biến động hormone leptin và tăng cảm giác thèm ăn.

Tiêu thụ nhiều thực phẩm đóng hộp có thể gây cảm giác đói sau khi ăn

4. Uống quá nhiều soda

Ngoài BPA, siro bắp fructose cao có trong nhiều loại soda có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe và cân năng. Fructose có thể làm giảm lưu lượng máu và hoạt động trong các vùng não điều chỉnh cảm giác đói. Nó cũng cản trở các chức năng của hormone nhận diện cơ thể đã no đủ. Tuy nhiên, fructose trong trái cây, rau củ không ảnh hưởng tiêu cực như soda. Bởi lẽ, các sản phẩm tự nhiên đều chứa một lượng glucose và fructose cân bằng. Như đã biết, glucose tạo ra cảm giác hài lòng và no bụng mà fructose không thể làm được.

Siro bắp fructose cao còn có trong nhiều loại thực phẩm chế biến khác như ngũ cốc ăn sáng, đồ ăn nhanh, gia vị, kẹo, nước trộn sala...

5. Bạn ăn quá nhanh

Khi ăn, dạ dày sẽ gửi các tín hiệu hormone tới não để thông báo nó đã no. Nhưng những tín hiệu này có thể phải mất đến 20 phút để đạt được điều đó. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhanh, bạn sẽ luôn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn lượng thực phẩm mà bạn nên tiêu thụ.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên thưởng thức bữa ăn trong khoảng thời gian từ 20 -  30 phút. Bạn nên “ăn chậm nhai kỹ” để tiêu hóa tốt và cảm thấy no lâu hơn.

6. Không ăn chất xơ

Chất xơ nằm trong dạ dày lâu hơn các loại carbohydrate và đường đơn, vì vậy, nó làm tăng cảm giác no bụng của bạn trong một thời gian dài. Chất xơ cũng có hàm lượng calorie thấp nên mang lại nhiều lợi ích cho người thừa cân, béo phì hơn.

Để tận dụng điều này, hãy cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và đậu thay vì thực phẩm chế biến. Uống nhiều nước sẽ giữ cho cơ thể khỏi mất nước cũng như cải thiện tiêu hóa chất xơ, từ đó cũng làm giảm cảm giác đói.

7. Bạn không thực sự đói

Cơn đói của bạn đôi khi có thể do tâm lý và lý do xã hội. Cơn đói có thể được căng thẳng kích hoạt. Khi đó, ăn uống sẽ được coi như là một cách để đối phó với các cảm xúc tiêu cực. Bên cạnh đó, trong các cuộc gặp mặt, hội họp… bạn cũng có xu hướng ăn nhiều hơn nhu cầu chính đáng của cơ thể.

8. Các vấn đề sức khỏe

Một số vấn đề sức khỏe có thể gây ra sự gia tăng bất thường về tình trạng đói, như đái tháo đường, thai nghén, nhiễm sán, các vấn đề về tuyến giáp hoặc thậm chí là do sử dụng một số loại thuốc.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng