Vảy cá: Cần điều trị ngay

Nhiều bệnh nhân vảy cá được điều trị muộn khiến bệnh biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống

Bệnh da do vi khuẩn

Khăn ướt và nỗi lo viêm da, dị ứng cho trẻ

Stress nặng vì vảy nến

Dùng thuốc tăng huyết áp lâu: Tăng nguy cơ vảy nến

Bệnh vảy nến: Không nên dùng thuốc theo kinh nghiệm

Vảy cá nằm trong nhóm bệnh vảy da như vảy nến, á sừng, vẩy phấn hồng... Nhóm bệnh này cơ bản có chung cơ chế bệnh sinh: Rối loạn đáp ứng miễn dịch biểu hiện trên da ở nhiều mức độ, thời điểm... và có liên quan đến yếu tố gia đình hay còn gọi là bệnh tự miễn. Nhìn chung, chúng ít nguy hiểm đến tính mạng, không lây nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khả năng giao tiếp… làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Vảy cá đặc trưng bởi da khô, các mảng vảy hình góc cạnh, cứng, ngứa, thường xuất hiện ở thân mình.

Theo TS. Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Viện Da liễu Trung ương, bệnh vảy cá phát rất sớm ngay trong năm đầu đời của em bé. Ngay sau khi sinh thì đã thấy da em bé khô hơn bình thường. Bệnh phát rõ rệt khi em bé ở độ 3 - 12 tháng tuổi. Da trở nên khô toàn thân trừ các nếp gấp như: Nách, bẹn, khuỷu tay, khoeo chân. Trên da xuất hiện các vảy da khô có hình đa giác và bóc nhẹ ở rìa vảy. Các vảy chi chít liền nhau, tập trung thành những mảng lớn, trông như vảy cá. Vùng da bị nặng nhất là mặt duỗi hai cẳng chân. Vảy có màu nâu hoặc xám đen trông như bị bẩn. Các vảy nhỏ bong nhẹ trên da toàn bộ thân mình. Trên đầu cũng có bong vảy nhỏ, màu trắng hoặc xám. Bệnh nhân thường bị dày sừng nang lông ở mặt duỗi cánh tay, đùi, mông, trông thô ráp, sần sùi. Biểu hiện dày sừng lòng bàn tay cũng rất hay gặp. Các bệnh nhân vảy cá thông thường cũng hay có các biểu hiện của cơ địa dị ứng như: Hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da cơ địa... Nhiều bệnh nhi càng lớn thì tình trạng khô da càng đỡ hơn và bệnh cũng được cải thiện hơn.

Điều trị bệnh sớm sẽ giúp bệnh không tăng nặng và tiết kiệm chi phí

Theo TS. Lê Hữu Doanh, đối với căn bệnh này, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh sẽ giúp cho bệnh nhi được điều trị đúng bệnh và kịp thời để bệnh không nặng lên và tiết kiệm chi phí (tránh tình trạng biến chứng phải điều trị lâu ngày). Hơn thế nữa, việc phát hiện sớm và điều trị sớm cũng giúp người bệnh và người nhà hiểu đúng về bệnh, biết cách sống chung với bệnh suốt đời.
Với giai đoạn sớm, việc điều trị cho bệnh nhi khá đơn giản, hầu như không phải dùng thuốc đường uống. Một số loại kem thảo dược bôi ngoài da kết hợp với việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo da ở trẻ. Với một số trường hợp nặng hơn, bệnh nhi có thể phải dùng thuốc bôi ngoài da nhưng với liều lượng thấp, thời gian dùng ngắn. 
Trong thời gian điều trị, việc chăm sóc da cho trẻ cũng được chú trọng. Không dùng xà phòng, không tắm nước nóng quá. Tắm rửa nhẹ nhàng không chà mạnh. Tắm bằng các sữa làm dịu da, đặc biệt là các sản phẩm tự nhiên, không có hóa chất. Không gãi hay cạo ở các vùng da nổi vảy. Và sử dụng các loại kem bôi mềm da, dịu da sau khi tắm. Các chế phẩm từ thảo dược có thể sử dụng trong thời gian dài.
Khánh Hạ (H+)
  • Tags
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu