Ngày Phật Đản: Thành tâm từ bi, thân trong cõi Bụt

Trong ngày Phật Đản, mọi người phóng sinh thay vì sát sinh, tha thứ thay vì trừng phạt

Khai mạc Đại lễ Phật đản Vesak Liên hiệp quốc 2014

“Tâm hướng đài sen” chào đón Đại lễ Phật đản Vesak 2014

Tăng cường đảm bảo ATGT dịp Đại lễ Phật đản 2014

Sẽ có hơn 10 nghìn người dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2014 tại Ninh Bình

Sẵn sàng cho Đại lễ Phật đản LHQ tại ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Phật có tên thật là Tất Đạt Đa, là thái tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada, thuộc bộ tộc Thích Ca, nước Ấn Độ cổ đại. Đại lễ Phật Đản được lưu truyền từ ngàn xưa cho đến nay và được long trọng tổ chức ở hầu hết các nước có đạo Phật.  

Ngày Phật Đản là một dịp để thực tập từ bi, báo đáp ơn Bụt, ơn Bồ Tát. Ngày này, ở những nước châu Á như Srilanca, nhà nào cũng để mâm cơm cúng dường trước cửa nhà, và bất cứ ai đói bụng cũng đều được mời ăn cơm đó. Thế nên không có ai phải đói bụng vào ngày Phật Đản. Đây là một truyền thống có từ hàng ngàn năm trước, khi Đức Thế Tôn còn tại thế.

Phật Đản là ngày lễ tưởng nhớ Đức Thế Tôn Tất Đạt Đa

Ngày này, Phật tử khắp nơi còn dâng hương, tặng hoa, nghe thuyết giảng để vinh danh Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) và thực hành ăn chay, giữ ngũ giới, làm việc từ thiện, tặng quà, tặng tiền với nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh, kém may mắn trong cộng đồng.

Đối với người Việt Nam, đặc biệt là người theo đạo Phật ở Huế, vào ngày Phật Đản, không ai sát sinh. Ngày đó, tất cả mọi người đều ăn chay và từ những ngày trước đó, nhiều người bắt đầu phóng sinh (thả cá, thả chim). Để thực hành từ bi trong ngày này, người ta sẽ không trừng phạt mà tha thứ, không sát sinh mà lại phóng sinh.

Nhiều hoạt động như phóng sinh, thả đèn hoa đăng được thực hiện trong ngày này

Ngày Phật Đản, nếu người nào thực hành được tâm từ bi, người đó sẽ thấy được mình ở trong cõi Bụt, cõi Bồ Tát.

Ở Việt Nam, những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn của người dân trên mọi miền của đất nước. Nhiều người hay gọi ngày Phật Đản là “Mùa Phật Đản” để hòa chung niềm vui cùng mọi người trên khắp thế giới mừng ngày Đức Phật ra đời.

Ở nhiều Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại các tỉnh, thành, Mùa Phật Đản được tổ chức thành Tuần lễ Phật Đản với nhiều hoạt động như tổ chức xe hoa trang hoàng đẹp đẽ diễu dành trên các đường phố; Làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông; Các chương trình văn nghệ Phật giáo chào mừng Phật Đản, thuyết giảng Phật pháp. Những ngày này, đèn lồng và cờ Phật giáo được treo khắp các chùa, làm lễ đài tổ chức… có hàng nghìn tăng, ni, phật tử và người dân tham dự.

Năm nay, Tuần lễ Phật Đản thường diễn ra từ mồng 8 đến 15 tháng 4 (tức 25/5 đến 1/6/2015) và lễ chính là ngày 15/4.

Mùa Phật Đản tại Hà Nội:
Khai mạc lễ Phật Đản - Giảng pháp, tắm Phật - Chương trình nghệ thuật đặc sắc chủ đề: “Nâng bước trẻ thơ” nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6
Thời gian: 9h00 đến 20h00 ngày 30/5 (tức 14/4 âm lịch)
Địa điểm: Hoàng thành Thăng Long, số 9 phố Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.

Cử hành Đại lễ Phật đản PL.2559 - DL.2015 tại Đại giảng đường chùa Quán Sứ
Thời gian: 7h30 ngày 1/6 (tức 15/4 âm lịch)
Địa điểm: Đại giảng đường chùa Quán Sứ - Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, số 73 phố Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đông Nhân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức