Lừa đảo hàng trăm triệu đồng qua mạng xã hội bằng “thông báo trúng thưởng”

Tin nhắn thông báo trúng thưởng

Thiếu gia rởm lừa đảo tài xế taxi bằng tiền âm phủ

Thuê xe ôm đóng vai Thứ trưởng Bộ Y tế để lừa đảo chạy việc

Loạn chiêu trò lừa đảo trong bệnh viện

Đánh sập trang web lừa đảo quy mô lớn

Trước đó, Công an TP.Huế đã ra lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Sơn. Thủ đoạn của đối tượng là gửi tin nhắn đến các tài khoản mạng xã hội Zalo của nạn nhân, thông báo trúng thưởng xe máy cao cấp, quà tặng với giá trị lớn rồi yêu cầu nạn nhân đóng phí bằng thẻ cào hay nộp tiền vào ngân hàng nhận giải thưởng.

Tại cơ quan điều tra, Sơn khai nhận, từ tháng 8/20014, Sơn đặt mua 2 trang web “Hosonhaxe2014.com” và “Tangqua2014.com.vn”. Nội dung các trang này yêu cầu người truy cập cung cấp thông tin để nhận thưởng mô tô cao cấp Libety hoặc SH có giá trị 65 - 100 triệu đồng cùng phiếu mua quà tặng trị giá 50 triệu đồng.

Sau khi sở hữu các trang web nói trên, Sơn đã sử dụng một tài khoản tên “Võ Đại Nghĩa” (mua lại), rồi gửi tin nhắn trúng thưởng đến những người dùng mạng Zalo và yêu cầu truy cập vào các trang trên để biết thêm thông tin hoặc liên hệ qua một số điện thoại “rác” để được hỗ trợ. Khi bị hại đã tin tưởng “mắc mồi”, Sơn dùng điện thoại “rác” trên liên lạc, yêu cầu nạn nhân phải mua thẻ cào của nhà mạng, đóng tiền phí làm hồ sơ nhận giải, phí chuyển khoản, vận chuyển, thuế.

Trong một thời gian ngắn, nhiều phụ nữ trên địa bàn TP.Huế và một số tỉnh thành trên toàn quốc thường truy cập vào Zalo đã trở thành nạn nhân trò lừa đảo trúng thưởng của Sơn với số tiền hơn 100 triệu đồng. Cơ quan công an xác định, Sơn sử dụng 12 số điện thoại, 3 điện thoại đắt tiền, 1 máy tính xách tay và 1 tài khoản ngân hàng để lừa đảo nhiều người.

Sơn đã lừa hàng trăm triệu đồng thông qua người dùng trên mạng Zalo

Từ manh mối của Sơn, cơ quan công an mở rộng điều tra và biết được chỉ với 1 tài khoản này, Sơn cho nhiều đối tượng khác mượn để nhận tiền lừa đảo cùng với phương thức, thủ đoạn trên và Sơn lấy “tiền lời” là 10% trên số tiền rút 200 triệu đồng.

Qua điều tra thêm, hiện có 14 đối tượng khác (từ 18 - 25 tuổi, cùng ở Duy Xuyên, Quảng Nam) sử dụng trang web hoặc faceboook lừa đảo nhưng không mở được tài khoản nên dùng chung tài khoản “Võ Đại Nghĩa” của Sơn để nhờ Sơn rút tiền và gửi “tiền lời” cho Sơn.

Kiểm tra giao dịch, phát hiện từ tháng 8/2014 đến đầu năm 2015, tài khoản của Sơn được nhiều người nạp tiền vào với tổng số gần 300 triệu đồng. Liên hệ với những số điện thoại ghi trên giấy nộp tiền, cơ quan công an phát hiện có 42 người bị lừa đảo với cùng thủ đoạn trúng thưởng qua mạng internet.

Hiện, Công an TP.Huế đang phối hợp với công an các tỉnh tiếp tục mở rộng điều tra. Cơ quan công an khuyến cáo người dùng điện thoại đừng vì hám lợi mà bị mắc lừa.

Cũng vào ngày 14/4 mới đây, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã bắt khẩn cấp nhóm 3 nghi can trong băng nhóm lừa đảo qua mạng xã hội Zalo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của người bị hại với thủ đoạn tương tự như tên Sơn.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội