Bí quyết giữ trái tim khỏe cho valentine ấm

Dầu cá omega-3 rất tốt cho tim mạch

Muốn khỏe tim - Tập yoga!

Cải thiện sức khỏe tim bằng "bài tập" việc nhà

Khỏe tim, tốt tuyến tiền liệt

Làm việc nhà tăng cường sức khỏe tim

Có nhiều yếu tố đóng góp cho một trái tim khỏe mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và dùng thực phẩm chức năng bổ tim. Dưới đây là những bí quyết bảo vệ trái tim khỏe mạnh:

1. Ăn nhiều trái cây và rau củ

Rau, củ, quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời, các thực phẩm này cũng chứa ít calorie và nhiều chất xơ. Một số loại rau quả có chứa thành phần giúp phòng ngừa bệnh tim mạch. Ăn nhiều trái cây, rau quả cũng có thể giúp hạn chế tiêu thụ chất béo như thịt, pho mát.

Nên dùng quả mọng trong bữa sáng vì chúng rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, hãy chọn loại thức ăn có rau là thành phần chủ đạo (rau xào, rau trộn, salad).

Rau, củ, quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời

2. Ăn nhiều ngũ cốc

Nghiên cứu mới đây của Đại học Harvard công bố trên tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ (JAMA) cho thấy: Nếu mỗi ngày ăn trung bình 28gr ngũ cốc (gạo lứt, yến mạch, lúa mì, lúa mạch đen…), nguy cơ tử vong sớm giảm 5% và nguy cơ mắc bệnh tim mạch giảm tới 20%.

Các loại ngũ cốc là nguồn cung cấp chất xơ và một số chất dinh dưỡng đóng vai trò điều hòa huyết áp - yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Hạt lanh là loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ và acid béo omega-3, có thể giảm nồng độ cholesterol trong máu.

Một cách đơn giản để bổ sung ngũ cốc: Lấy một thìa cà phê bột ngũ cốc nghiền đảo với sữa chua, sinh tố hoặc cháo trong bữa sáng.

Các loại ngũ cốc là nguồn cung cấp chất xơ và một số chất dinh dưỡng đóng vai trò điều hòa huyết áp

3. Hạn chế chất béo không lành mạnh và cholesterol

Hạn chế ăn chất béo bão hòa (saturated fats) và chất béo chuyển hóa (trans fats) là một bước quan trọng để làm giảm lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch và xơ vữa động mạch – làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Cách tốt nhất để giảm các loại chất béo này là hạn chế ăn chất béo rắn (bơ, bơ thực vật, shortening) khi chế biến thức ăn. Bạn cũng có thể giảm lượng chất béo bão hòa bằng cách ăn thịt nạc hoặc dùng dầu thực vật, dầu cá.

Luôn kiểm tra nhãn các thực phẩm chế biến như bánh quy và khoai tây chiên vì chúng có thể chứa nhiều chất béo chuyển hóa (trên nhãn ghi “partially hydrogenated” - hydro hóa một phần).

Chất béo không bão hòa đơn có trong dầu olive, dầu canola, dầu dừa; Chất béo không bão hòa đa có trong các loại hạt cũng là sựa lựa chọn tốt cho tim mạch

4. Tập thể dục

Một trái tim khỏe sẽ hoạt động với năng suất cao nhất

Vì trái tim cũng chứa các cơ nên nó cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi bạn tập thể dục. Một trái tim khỏe sẽ hoạt động với năng suất cao nhất. Những người duy trì lối sống năng động có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 45% so với những người ít vận động. Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo mỗi ngày nên hoạt động vừa phải trong vòng 30 phút để bảo vệ tim mạch và sức khỏe toàn diện. Hoạt động vừa phải là tập thể dục với công suất 50 - 85% nhịp tim tối đa.

Tuy nhiên, với những người bị bệnh tim, việc tập thể dục không đúng cách sẽ phản tác dụng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tập luyện gắng sức có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên đến 100 lần. Vì thế, những người bị bệnh tim mạch cần tập thể dục nhẹ nhàng và tốt hơn hết là tham khảo ý kiến bác sỹ để đạt kết quả tốt nhất.

Hướng dẫn lựa chọn thực phẩm của AHA:
- Chọn thịt nạc và thịt gia cầm bỏ da và không chế biến với chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
- Ăn cá trong hầu hết bữa chính.
- Chọn các sản phẩm sữa hữu cơ không béo, 1% béo và ít chất béo.
- Hạn chế ăn thực phẩm có chứa dầu thực vật hydro hóa một phần để giảm chất béo chuyển hóa.
- Giảm lượng chất béo bão hòa xuống không quá 5 - 6% tổng số calorie để giảm nồng độ cholesterol. Ví dụ: Nếu ăn 2.000 calorie/ngày, lượng chất béo bão hòa chỉ khoảng 13gr.
- Giảm bớt các loại đồ uống và thực phẩm bổ sung đường.
- Chọn và chế biến thực phẩm có ít hoặc không có muối, ăn không quá 2.400mg natri/ngày để tránh tăng huyết áp.
- Uống rượu điều độ: 1 ly/ngày đối với phụ nữ, 2 ly/ngày đối với đàn ông. Nên dùng rượu vang đỏ và tránh xa rượu mạnh.
Kim Chi H+ (Theo communitynewspapers)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch