Vaccine: Sự kiện y tế nổi bật nhất 2015

Việc trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine đã đẩy vaccine thành sự kiện "nóng nhất cả nước năm qua (Ảnh: Tuổi trẻ)

Hà Nội sẽ đăng ký tiêm vaccine dịch vụ qua thư điện tử, website

Đường dây nóng... nguội, Bộ Y tế chuyển phương án mới

Bộ Y tế thừa nhận cấp phép cho 2 sản phẩm que thử phát hiện ung thư

18.000 liều vaccine Pentaxim đợt 2 sẽ ra thị trường TP.HCM sau 1/1/2016

1. Sự kiện vaccine dịch vụ
- 20 ca tử vong sau tiêm vaccine, trong đó có 9 ca tử vong sau tiêm vaccine Quinvaxem (trong đó 8/9 ca được xác định do có bệnh lý kèm them, 1/9 do sốc phản vệ); 6 ca tử vong sau tiêm vaccine BCG ngừa lao, 5 ca tử vong sau tiêm viêm gan B đã đẩy vaccine lên thành sự kiện nổi bật trong năm 2015 vừa qua.
- Cộng đồng "tẩy chay" Quinvaxem dù loại vaccine này được xác định... không có lỗi.
- Vaccine Pentaxim "cháy hàng". Cảnh tượng chen lấn xô đẩy để được tiêm vaccine cho con gây dư luận không tốt trên cả nước.

Vaccine Pentaxim trở thành lựa chọn của các bậc phụ huynh nhằm thay thế "mối nguy" Quinvaxem (Ảnh: Tuổi trẻ)

2. Xuất khẩu vaccine
Năm 2015, Hệ thống Quản lý Quốc gia về vaccine (NRA) của Việt Nam đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đồng nghĩa với đó là việc vaccine do Việt Nam sản xuất đã được xuất khẩu ra thế giới. Việt Nam là một trong 39 quốc gia trên thế giới đạt tiêu chuẩn của WHO và được thế giới công nhận về chất lượng vaccine. Hiện tại, Việt Nam đã chính thức xuất khẩu vaccine sởi, vaccine tả và vaccine viêm gan B, C.
3. Luật bảo hiểm y tế sửa đổi
Luật bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 với nhiều điểm mới, trong đó quy định việc mua bảo hiểm y tế là bắt buộc và thực hiện mua theo hộ gia đình với một số nhóm. Người dân được giảm trừ dần mức đóng. 
 Người thứ nhất đóng mức 4,5% lương cơ sở - khoảng 600.000 đồng một năm; người thứ hai, ba, tư lần lượt bằng 70, 60, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. 
Một điểm mới đáng chú ý là khi vượt tuyến trung ương, người bệnh chỉ được thanh toán 40% chi phí nằm viện điều trị nội trú; người đi khám, kê đơn, điều trị ngoại trú sẽ không được thanh toán. Luật cũng bỏ quy định cùng chi trả 5% với người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Giảm mức chi trả từ 20% xuống 5% với thân nhân khác của người có công và hộ cận nghèo.
Đồng thời bổ sung quy định thanh toán 100% khi có thời gian tham gia bảo hiểm 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương đương 7 triệu đồng).
Ngoài ra, từ năm học 2015-2016, học sinh, sinh viên phải đóng bảo hiểm y tế tăng từ 3% mức lương cơ sở lên 4,5% và tính theo năm tài chính.
4. Mang thai hộ

Đã có hàng chục bà mẹ mang thai hộ đã mang thai và dự sinh trong năm 2016 này (Ảnh: Tuổi trẻ)

5. Cho phép phẫu thuật chuyển giới

Quốc hội thông qua Bộ Luật Dân sự sửa đổi, trong đó cho phép thực hiện các phẫu thuật chuyển giới ngay tại Việt Nam mà không cần ra ngước ngoài, đã đưa Việt Nam thành quốc gia thứ 62 trên thế giới, thứ 11 tại Châu Á cho phép việc thay đổi giới tính trên giấy tờ nhân thân.
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết, Việt Nam hoàn toàn làm chủ được các kỹ thuật chuyển đổi giới tính. Quá trình phẫu thuật chuyển từ nữ sang nam khó hơn nam thành nữ, song các bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt hiện nay đều có khả năng thực hiện, cũng như sử dụng liệu pháp hormone sau phẫu thuật.
6. Vận chuyển và ghép tạng xuyên Việt

 

 

3 ngày sau ca ghép tạng, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không còn ở trong tình trạng nguy kịch

Một trong những thành tựu đầu tiên của ngành Y tế trong năm 2015 phải kể tới chính là ca vận chuyển tạng xuyên Việt và ghép thành công cho hai bệnh nhân mắc bệnh tim (tại Hà Nội) và gan (Tại TP.HCM). Hai bệnh nhân ghép tạng đều hồi phục tốt và trở lại với cuộc sống.
Thực tế, vấn đề ghép tạng nói chung và ghép gan, ghép tim nói riêng ở Việt Nam không phải là vấn đề mới, bởi chúng ta đã làm chủ và thực hiện được hàng trăm ca ghép tạng từ trước đến nay.
7. Ngăn chặn nhiều dịch bệnh nguy hiểm
Năm 2015, ngành y tế cũng đã triển khai thành công các biện pháp phòng chống dịch, điều này đã được cả xã hội ghi nhận qua việc triển khai các biện pháp ngăn chặn nhiều dịch bệnh nguy hiểm mà cả thế giới “khiếp sợ” như Ebola, MERS CoV hay H7N9. Ngoài những loại dịch bệnh trên, so với năm 2014 việc ngăn chặn được dịch sởi bùng phát trong năm 2015 cũng thể hiện sự nỗ lực rất lớn của ngành y tế, đặc biệt là công tác tuyên truyền vận động nhân dân đưa trẻ đi tiêm phòng sởi đúng lịch, đủ mũi.




PV H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn