Những điều cấm kỵ cần biết khi uống bia

Uống nhiều bia liệu có tốt?

Trẻ uống bia, lợi hại ra sao?

33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam do rượu bia

Việt Nam đứng thứ 3 về tiêu thụ bia ở châu Á

Quá chén rượu bia và những hệ lụy sức khỏe

Uống bia với đồ nướng và hải sản

Thói quen của nhiều người khi uống bia thường thích nhấm nháp cùng chút đồ nướng hoặc hải sản. Tuy nhiên thói quen khi ăn đầy hấp dẫn đó sẽ dễ khiến bạn mắc các bệnh gout, ung thư. Các loại thịt, hải sản, nội tạng… chứa lượng đạm cao, nhiều purin và acid glycosides dễ kết hợp với vitamin B1 tạo thành những chất khó đào thải ra khỏi cơ thể. 

Uống bia quá lạnh

Uống những cốc bia tươi mát lạnh trong thời điểm nắng nóng của mùa hè thực sự sẽ đem lại cho bạn cảm giác khoan khoái. Tuy nhiên hãy chú ý, nếu nhiệt độ bia quá thấp hoặc quá cao không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị mà còn làm bạn dễ mắc một số bệnh. Nhiệt độ lỹ tưởng để uống bia là 12 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao làm hàm lượng dioxide carbon bị thất thoát làm giảm sự hấp dẫn của bia bởi bia dễ bị đắng. Ngược lại nhiệt độ quá thấp dưới 5 độ C làm cho protein có trong bia bị phân hủy, cấu trúc dinh dưỡng bị phá hỏng. Uống bia quá lạnh cũng dễ làm khiến quá trình lưu thông máu giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, tiêu chảy, viêm tụy cấp tính.

Bia rượu với phụ nữ mang thai

Một nghiên cứu của Đại học New Mexico (Mỹ) cho thấy, việc phụ nữ có thai dùng đồ uống có cồn, dù chỉ một chút thôi, nhất là trong 6 tháng đầu thai kỳ, cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Thai phụ không nên uống rượu bia khi mang thai

Uống quá nhiều

Lượng cồn trong bia không cao, lại chứa nhiều chất dinh dưỡng nên nhiều người cứ nghĩ uống thoải mái, thậm chí uống quá nhiều. Trong những cuộc vui thậm chí có người uống liền 5 - 6 cốc bia. Tuy nhiên, cái gì cũng nên ở mức vừa phải uống quá nhiều sẽ kéo theo những hệ lụy không đáng có. Tuy lượng cồn ít, nhưng sẽ không đào thải ra ngoài mà ngấm trực tiếp vào máu làm lượng cồn trong máu tăng cao. Các bệnh đái tháo đường, sỏi thận, tim mạch cũng từ đó mà tăng cao. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 330ml bia và tối đa không quá 2 lít.

Uống bia trong thời gian uống thuốc

Trong thời gian uống thuốc không được uống bia, vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phân giải và hấp thu thuốc. Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống đái tháo đường và chống đông máu.

Người béo uống bia tươi

Uống quá nhiều bia dễ gây béo phì, dẫn đến tích trữ mỡ gây ra tình trạng "bụng bia". Bia tươi là loại bia được sản xuất thông qua màng lọc thanh trùng để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn, sau đó được đóng vào thùng tiệt trùng. Trong bia tươi chứa các acid amin, enzyme và protein phong phú. Trong bia tươi có loại nấm men thúc đẩy tiết dịch dạ dày trong cơ thể, làm tăng cảm giác thèm ăn. Vì thế những người béo uống loại bia này càng làm tình trạng béo phì thêm nghiêm trọng.

Bụng bia càng to càng hại sức khỏe

Hút thuốc lá trong khi uống bia

Không hút thuốc lá trong khi đang uống bia bởi nó làm cơ thể mất oxy, làm tăng khả năng bị bệnh ung thư thực quản lên 30 lần và 10 lần đối với ung thư vòm họng.

Bia với người bệnh loét dạ dày và tá tràng

Những người này thường có nhiều acid trong dạ dày. Trong bia có nhiều CO2, khi vào cơ thể sẽ làm tăng acid dạ dày, gây đau bụng do vết loét kịch phát, thậm chí còn gây thủng ở nơi loét, đe dọa tính mạng người uống.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng