Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Để phát hiện bệnh ung thư tuyến tiền liệt cần tiến hành xét nghiệm gì?

6 loại thực phẩm ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Giảm ung thư tuyến tiền liệt bằng cực khoái mỗi ngày

Phòng ung thư tuyến tiền liệt bằng thực phẩm chức năng

Cách phục hồi chức năng tình dục sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt

TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:

Chào bạn,

Xét nghiệm PSA là xét nghiệm nhằm đo mức kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt (prostate-specific antigen/PSA) có trong máu, giới chuyên môn gọi PSA là "dấu ấn sinh học" (các hóa chất có thể tiết lộ điều gì đó bất thường đang xảy ra trong cơ thể). PSA được sản sinh từ các tế bào tuyến tiền liệt, nồng độ PSA cao hơn khi các tế bào này bị ung thư và một số điều kiện y tế khác.

Từ nhiều tập kỷ nay, xét nghiệm PSA đã được sử dụng để phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến tiền liệt (trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên). Tuy nhiên, xét nghiệm này có 2 nhược điểm lớn: Thứ nhất là nồng độ PSA cao không phải lúc nào cũng là ung thư tuyến tiền liệt; Thứ hai, xét nghiệm có thể cho thấy nồng độ PSA bình thường ngay cả khi đã mắc bệnh, các bác sỹ gọi đó là "âm tính giả". Ngoài ra, xét nghiệm PSA chỉ có thể giúp phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến tiền liệt chứ không phân biệt được ung thư tăng triển (aggressive cancer) và ung thư không tăng triển (non-aggressive cancer). Bạn cần hiểu rằng bệnh ung thư không phải lúc nào cũng tồi tệ như chúng ta nghĩ, có nhiều loại ung thư phát triển chậm và không di căn (ung thư không tăng triển), trong khi có nhiều loại lại tiến triển, di căn và cướp đi mạng sống rất nhanh chóng (ung thư tăng triển).

Nếu xét nghiệm PSA phát hiện ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng bác sỹ không biết là loại không tăng triển và tiếp tục chỉ định các xét nghiệm/chẩn đoán và điều trị xâm lấn, người bệnh sẽ chịu nhiều hậu quả nặng nề hơn so với việc... không phát hiện được bệnh! Theo quan điểm của tôi, xét nghiệm PSA rất có giá trị khi thực hiện ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, chẳng hạn như có người thân trong gia đình mắc bệnh.

Hiện nay, các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra các dấu ấn sinh học mới, có khả năng phát hiện bệnh ung thư tiền liệt tuyến tốt hơn. Dưới đây là hai phương pháp được đánh giá là có nhiều triển vọng nhất:

Xét nghiệm di truyền mô tuyến tiền liệt (sinh thiết tuyến tiền liệt): Sự thay đổi về gene là nguyên nhân khiến các tế bào tuyến tiền liệt bị ung thư. Những thay đổi này có thể được xác định qua các mẫu sinh thiết của người bệnh.

Xét nghiệm tế bào khối u lưu hành: Đây là xét nghiệm máu tìm các tế bào ung thư đã bị vỡ ra từ một khối u ban đầu và lưu hành trong máu. Xét nghiệm này có thể giúp chẩn đoán bệnh ung thư ở giai đoạn tiên tiến.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

TS.BS Anthony Komaroff là một Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard.

TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).

Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư