20% người không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi

Có tới 7 nguyên nhân gây ung thư phổi dù bạn không hút thuốc lá

Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Ung thư phổi: Có thể phát hiện sớm tới mức nào?

Những thực phẩm giúp làm sạch và giải độc phổi hiệu quả

7 triệu chứng của bệnh ung thư phổi ai cũng nên biết

Khí radon

Theo nhiều chuyên gia, radon là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi, chỉ đứng thứ 2 sau hút thuốc lá. Khí radon là một sản phẩm phụ hình thành khi uranium bị phân rã. Loại khí phóng xạ này có thể tập trung nhiều trong các hầm mỏ, tầng hầm của các căn nhà… Tiếp xúc nhiều với khí radon tại các khu vực này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi của bạn.

Vì radon không có màu sắc hay mùi hương đặc trưng, cách tốt nhất để phát hiện loại khí nguy hiểm này là dùng thiết bị kiểm tra mức radon trong nhà, đặc biệt là những ngôi nhà có tầng hầm.

Tiếp xúc với khí radon có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Hút thuốc lá thụ động

Khoảng 15% đến 35% các ca ung thư phổi ở người không hút thuốc có thể là do gián tiếp hít phải khói thuốc (hút thuốc lá thụ động). Có 2 dạng hút thuốc lá thụ động. Thứ nhất là luồng khí tỏa ra từ điếu thuốc lá. Loại này cũng thường độc hại hơn loại thứ hai - luồng khí tỏa ra khi người hút thuốc thở ra.

Trẻ em bị ảnh hưởng bởi hút thuốc lá thụ động sẽ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn những người bình thường. Đây là lý do bạn không nên hút thuốc trong nhà, tại nơi làm việc hay các nơi công cộng đông người khác.

Ô nhiễm không khí

Các nước phát triển có tỷ lệ ô nhiễm không khí cao, dễ gây ung thư phổi

Tình trạng ô nhiễm không khí từ khói thải xe cộ, nhà máy, bếp than… có thể chứa nhiều hạt nhỏ, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi bạn thở và gây ung thư phổi.

Những người sống trong các khu công nghiệp hóa, đặc biệt là tại các nước đang phát triển sẽ có nguy cơ cao bị ung thư phổi do tình trạng ô nhiễm không khí.

Amiăng trắng (Asbestos)

Amiăng là một nhóm khoáng chất có nhiều trong các vật liệu xây dựng, cũng như được sử dụng trong một số bộ phận của xe hơi. Do có nguy cơ gây ung thư, amiăng đang được hạn chế sử dụng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên bạn vẫn có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nếu bạn làm việc trong ngành xây dựng.

Xạ trị vùng ngực

Những người đã được tiến hành xạ trị vùng ngực (thường là để điều trị một căn bệnh ung thư khác) sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi cao, kể cả khi bạn không bao giờ hút thuốc lá.

Những phụ nữ từng bị ung thư vú, ung thư hạch Hodgkin… đã làm xạ trị vùng ngực sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn so với những người bình thường.

Đột biến gene

Một số người có gene di truyền bệnh ung thư phổi cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, một số đột biến di truyền có xu hướng phổ biến ở những bệnh nhân không hút thuốc hơn so với những người hút thuốc lá.

Ô nhiễm không khí trong nhà

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 3 tỷ người trên thế giới, đặc biệt là những nước nghèo, những người ở vùng nông thôn… đang nấu nướng, sưởi ấm ngôi nhà bằng củi hoặc than. Nhiều nhà dân có kết cấu ít thoáng khí, dẫn đến việc không khí trong nhà có thể trở nên ô nhiễm khi bạn thường xuyên dùng than, củi để nấu ăn.

Phụ nữ và trẻ em thường tiếp xúc nhiều với tình trạng ô nhiễm không khí trong gia đình, từ đó cũng có nguy cơ ung thư phổi cao hơn. 

Vi Bùi H+ (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư