Ung thư phổi: Phát hiện muộn, tử vong nhanh


Chỉ 15% số bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện bệnh vào giai đoạn ung thư nguyên phát

Phát hiện bệnh từ những triệu chứng sớm

Theo PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn sớm thường rất nghèo nàn. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân ung thư phổi thường không quan tâm đến những triệu chứng đầu tiên của bệnh hoặc nhầm lẫn với căn bệnh đường hô hấp khác. Các dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi là những cơn ho khan, ho có đờm và kéo dài vào sáng sớm. Và các loại thuốc trị ho, chống viêm không có tác dụng. Đôi khi, bệnh nhân có cơn đau tức ngực vào buổi sớm, điểm đau không rõ rệt... Phát hiện bệnh trong giai đoạn này, việc điều trị thường đem lại hiệu quả cao. Theo Hội Lao và Bệnh phổi Trung ương, chỉ khoảng 15% số bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện bệnh vào giai đoạn này (ung thư nguyên phát tại phổi). Vào các giai đoạn muộn hơn, việc phát hiện bệnh chính xác hơn nhưng điều trị tốn kém và kéo dài, đôi khi, điều trị chỉ là giải pháp tinh thần với những bệnh nhân ở giai đoạn cuối.

Cách phòng ngừa ung thư phổi là tạo môi trường sống sạch, bầu không khí trong lành, không hút thuốc lá, điều trị khỏi những bệnh của phế quản, phổi như viêm phế quản mạn, lao phổi. Từ tuổi 40 trở lên, nên đi khám bệnh, chụp Xquang phổi định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện tại,việc tầm soát sớm đã giúp người bệnh được điều trị ổn định bệnh và kéo dài cuộc sống. Hiện nay, tại Mỹ và Châu Âu đang có 2 nghiên cứu được thực hiện tại các trung tâm điều trị ung bướu nhằm đánh giá hiệu quả việc tầm soát ung thư phổi trong cộng đồng. Theo đó, những người nghiện thuốc lá, người có nguy cơ cao sẽ được chụp CT phổi hàng năm. Dù chưa có kết quả chính thức, nhưng các chuyên gia y tế rất hy vọng sẽ giảm được tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây nên.

3 chân kiềng của điều trị

Theo PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, xạ trị + phẫu thuật + hóa trị là ba chân kiềng vững chắc trong điều trị các bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Tùy từng bệnh nhân mà bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật kết hợp xạ trị hoặc hóa trị hoặc cả 3 chân kiềng này trong điều trị cho một bệnh nhân.

Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc điều trị nhắm đích đang được ứng dụng rộng rãi, đem lại cơ hội cho người bệnh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số loại thuốc nhắm đích giúp khóa những gene đột biến, ngăn chặn phát triển và thu gọn khối u. Hiện tại, với bệnh nhân ung thư phổi, các bác sỹ hoàn toàn có thể phát hiện sớm những đột biến trên gene EGFR và gene ALK để lựa chọn các loại thuốc điều trị tốt nhất. Các loại thuốc này được đánh giá là ít có tác dụng phụ hơn xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.

Một phương pháp nữa cũng được các chuyên gia y tế đề cao trong điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng hiện nay là miễn dịch trị liệu. “Đa phần bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn cuối, điều trị bằng xạ trị, hóa trị… cộng với chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, lo lắng, căng thẳng… khiến cơ thể họ suy nhược, không đáp ứng tốt với phương pháp điều trị. Việc áp dụng miễn dịch trị liệu giúp họ nâng cao sức đề kháng, bồi bổ cơ thể và đáp ứng tốt hơn với phương thức điều trị “khắc nghiệt” bằng hóa trị, xạ trị. Tùy từng bệnh nhân mà bác sỹ sẽ tư vấn phương thức trị liệu miễn dịch khác nhau”, PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ cho biết.

Niềm tin: 50% của quá trình trị liệu

Nói thêm về quá trình điều trị ung thư phổi, PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ cho rằng, niềm tin là cầu nối giữa bác sỹ và bệnh nhân, niềm tin vào phương pháp điều trị là đòn bẩy thúc đẩy quá trình ổn định bệnh ung thư phổi.

Theo PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ, không hiếm trường hợp bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã ổn định bệnh, nâng cao chất lượng và kéo dài cuộc sống nhiều năm (hơn 10 năm) sau điều trị ung thư phổi. “Nhiều người trong số họ sau điều trị tại viện, dùng thuốc một thời gian ngắn rồi bỏ thuốc và dùng các loại thuốc nam, thuốc bắc theo lời “mách” của bạn bè. Thế nhưng họ luôn tin tưởng vào phương pháp đó, lạc quan để tận hưởng cuộc sống. Nhiều năm khám lại, bệnh của họ vẫn ổn định, không phát hiện tế bào ung thư trong cơ thể. Thế nên, chúng tôi vẫn khuyên bệnh nhân rằng, hãy tin tưởng vào phương pháp điều trị bệnh mà họ lựa chọn.Có như vậy, họ đã giảm được 50% bệnh tật”, PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ cho biết.

Ông Chu Bá Phồn là bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, di căn trung thất và hạ họng được phát hiện bệnh năm 2009. Do sức khỏe yếu không thể xạ trị, hóa trị, khối u di căn vào vị trí khó phẫu thuật, ông được chỉ định điều trị bằng thuốc “trúng đích”. Vừa điều trị bằng thuốc, ông kết hợp dùng thêm thuốc Nam + Thực phẩm chức năng Thiềm ô châu + 15gr tỏi tươi hàng ngày. Sau 6 tháng, đi kiểm tra lại Bệnh viện Phổi Trung ương, khối u phổi và trung thất biến mất, khối u hạ họng thu nhỏ kích thước. Theo bác sỹ điều trị, chính niềm tin là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị và ổn định bệnh của bệnh nhân Chu Bá Phồn.
linhly
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư