Ung thư phổi: Có thể phát hiện sớm tới mức nào?

GS Rafael Molina, Chủ tịch Hội Ung thư và Dấu ấn Sinh học quốc tế

Cảnh báo: Rắn độc cắn người lại vào mùa!

Dầu cá giúp bảo vệ võng mạc

6 mẹo đơn giản giúp giảm tác hại ngồi nhiều của dân văn phòng

Thời tiết cả nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Trên thế giới, cứ mỗi phút có 3 người tử vong vì ung thư phổi. Ung thư phổi có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu trong các loại ung thư. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do phát hiện trễ.

Tại hội thảo Dấu ấn ung thư - công cụ hữu ích trong quản lý bệnh nhân ung thư do Roche Vietnam tổ chức vào ngày 21/04, GS Rafael Molina, Chủ tịch Hội Ung thư và Dấu ấn Sinh học quốc tế cho biết, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới trong những thập kỷ gần đây.

Cụ thể, cứ 5 người chết vì ung thư có 1 người là ung thư phổi với tổng số ca tử vong lên tới gần 1,6 triệu ca/năm, nhiều hơn cả số ca tử vong vì ung thư vú, ung thư đại trực tràng và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại. Như vậy, cứ mỗi phút lại có 3 người tử vong vì ung thư phổi.

Trong khi đó, theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới lo mỗi năm có 15 triệu mắc mới.

Còn tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 22.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó gần 20.000 ca tử vong, chiếm tỉ lệ tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nam giới.

Ước tính đến năm 2020, số mắc mới ung thư phổi ở cả hai giới tại Việt Nam là hơn 34.000 người mỗi năm.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do: chẩn đoán trễ, triệu chứng bệnh không rõ; không có nhiều khả năng điều trị khi đã ở giai đoạn nặng.

Theo GS Mai Trọng Khoa, Giám đốc Trung tâm Y học-Hạt nhân Ung bướu, Phó Giám đốc BV Bạch Mai: có tới 70% bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, dẫn đến điều trị rất khó khăn, thời gian sống thêm không nhiều (khả năng sống thêm 5 năm với ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ khoảng 6%, ung thư phổi tế bào lớn khoảng 18%, trong khi con số này ở bệnh nhân ung thư vú là trên 80%)

Các biểu hiện của bệnh ung thư phổi

GS Molina cho biết, các biểu hiện sớm của ung thư phổi thường gặp là tức ngực, ho ra máu, thở gấp/ thở khó, ho kéo dài.

Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của bệnh nên dễ gây nhầm lẫn với các bệnh ở đường hô hấp khác khiến người bệnh chủ quan.

Chưa kể, theo một nghiên cứu gần đây, 25% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi cho biết họ không gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm.

Còn khi bệnh đã tiến triển sẽ có các triệu chứng toàn thân như sụt cân, sốt, chán ăn, mệt mỏi; đau ngực, đau xương, khó nuốt, phù mặt cổ, khan tiếng...

Chụp CT phát hiện ung thư phổi

Để chẩn đoán, trước đây các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường sẽ thêm các chỉ định xét nghiệm khác để xác định chính xác có phải ung thư phổi không.

Hiện nay, chụp CT trở thành phương pháp phổ biến hơn với số lần thực hiện trung bình là 1,5 năm/lần. Phương pháp này thường áp dụng cho những người nghiện thuốc lá.

Tuy nhiên, theo GS Molina, vẫn có 20-40% kết quả dương tính giả ở những bệnh nhân có triệu chứng và ở bệnh nhân không có triệu chứng tỉ lệ này còn cao hơn.

Dấu ấn phát hiện ung thư phổi

Hiện nhiều nước, trong đó có Việt Nam đang bắt đầu áp dụng hướng đi mới là xét nghiệm dấu ấn sinh học (dùng các chất chỉ điểm) để phát hiện sớm ung thư.

Bởi xét nghiệm này có khả năng phát hiện khối u với kích thước dưới 1cm với giá trị dự báo lên tới 43% và 87% với khối u trên 3cm. Đây đều là những giai đoạn rất sớm của ung thư phổi.

Theo GS Molina, tại đất nước Tây Ban Nha của ông, người dân bình thường sẽ làm xét nghiệm dấu ấn sinh học định kỳ 1 năm/lần với ung thư phổi.

Những đối tượng có nguy cơ cao như người hút thuốc, kể cả hút thuốc thụ động, gia đình có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em) bị ung thư phổi, làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc với các chất gây ung thư... cần xét nghiệm dày hơn, tuỳ thuộc vào độ tuổi. Tuổi càng cao, tần suất càng dày.

GS Mai Trọng Khoa cho biết, 5 chất chỉ điểm phổ biến hiện tại là CEA, ProGRP, NSE, Cyfra 21-1 và SCC, được xét nghiệm dựa trên mẫu máu của bệnh nhân.

Nếu cơ thể bình thường, nồng độ thấp nhưng khi có khối u phổi ác tính sẽ tăng cao bất thường. Nếu lên tới hàng nghìn lần, chắc chắn mắc ung thư.

“Phương pháp này cho độ chính xác đến 80%. 20% nghi ngờ sẽ test lại sau 1 tháng để chắc chắn. Đây là phương pháp sàng lọc ung thư phổi rẻ tiền, cho kết quả chính xác, cùng với thăm khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh sẽ giúp phát hiện sớm ung thư phổi”, GS Khoa chia sẻ.

Hiện tất cả các bệnh viện tuyến trung ương, hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh và nhiều labo xét nghiệm đều có thể làm được chỉ dấu này, tuy nhiên cộng đồng ít người biết.

Ngoài ý nghĩa giúp phát hiện sớm nhiều loại ung thư, việc dùng các chất chỉ điểm cũng giúp bác sĩ theo dõi tái phát sau điều trị, đánh giá hiệu quả điều trị một cách hiệu quả.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn