Giải pháp nào phòng ngừa căn bệnh ung thư?

Theo dự đoán của WHO đến năm 2030 sẽ có 21,7 triệu người mắc bệnh ung thư mới.

Giảm nguy cơ ung thư vú nếu phụ nữ đái tháo đường uống aspirin liều thấp

6 thực phẩm giúp phòng ngừa các bệnh thường gặp cho nam giới

11 nguyên nhân gây ung thư mà ngày nào bạn cũng gặp phải

Mối nguy hiểm khi sơn móng tay, móng chân

Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), mỗi năm trên thế giới có khoảng 14,1 triệu người mắc bệnh ung thư mới và 8,2 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, ghi nhận cho thấy, mỗi năm ở nước ta ít nhất có 125.000 ca mới mắc bệnh và 94.000 trường hợp tử vong do ung thư, gấp tới 9 lần so với số người chết vì tai nạn giao thông.
Hiện nay, vấn đề điều trị cho bệnh nhân ung thư đang ngày càng gia tăng, cũng là gánh nặng đối với nhiều quốc gia, trong khi các nền y khoa tiên tiến trên thế giới hiện vẫn chưa tìm ra được một phương thức điều trị hiệu quả, có thể tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây tác dụng phụ cho bệnh nhân.
Về cơ chế, khi các tế bào trong cơ thể liên tục được sản sinh mà không thể kiểm soát được, dẫn đến việc hình thành các tế bào mới với nhiều biểu hiện bất thường. Những tế bào bất thường này tạo thành các mảng, các cục lớn và thường được gọi là khối u. Nếu các tế bào của khối u không lây lan và phát triển thì gọi là u lành tính, chúng không phải ung thư và thường có thể loại bỏ được. Ngược lại, nếu các tế bào có thể xâm nhập vào các mô hoặc các cơ quan khỏe mạnh, hoặc lây lan khắp cơ thể qua đường máu hay hệ bạch cầu và liên tục phát triển mạnh thì các khối u này là u ác tính hay còn gọi là ung thư. 
Các bệnh ung thư thường gặp như: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, ung thư thanh quản, ung thư da…
Về nguyên nhân, có nhiều yếu tố nguy cơ như: Nhiễm độc hoá chất, hút thuốc hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời... là nguyên nhân gây tổn thương ADN, tích lũy đột biến dẫn đến ung thư. Ngoài ra, tiền sử gia đình có nhiều người mắc bệnh ung thư cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh hiểm nghèo này, bởi bản thân con người khi sinh ra đã thừa hưởng một số đột biến DNA.
Theo WHO, khoảng 1/3 số ung thư có thể dự phòng; 1/3 ung thư chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp; 1/3 số ung thư còn lại người bệnh kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống nếu được chăm sóc và điều trị tích cực. 
Hệ thống bạch cầu của cơ thể (white blood cells) bao gồm tế bào T, tế bào B và tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK - Natural Killer cells). Trong đó, NK cells chiếm khoảng 15% số lượng bạch cầu và là hàng bảo vệ tiên phong của cơ thể chống lại các tế bào ung thư và các virus nhiễm trùng. Hệ miễn dịch suy yếu là một trong những khả năng to lớn tạo cơ hội cho tế bào ung thư kích hoạt.
Để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu gồm: Nước, protein, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. 
Thiếu khoáng chất là nguyên nhân của hầu hết các căn bệnh mạn tính. Ngược lại, khi cơ thể được bổ sung đầy đủ khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, hệ miễn dịch được nâng cao đồng thời mức độ hoạt động của tế bào NK tăng lên nhiều lần, những tế bào NK khỏe mạnh sẽ trực tiếp tiêu diệt các tế bào lạ (bao gồm tế bào ung thư, virus ngoại sinh), chống lại sự phát triển khối u và nhiễm khuẩn.
Tập luyện hàng ngày là một trong những phương pháp phòng ngừa ung thư hữu hiệu
Để phòng ngừa ung thư, người dân cần chủ động nâng cao sức khỏe cơ thể, tăng sức đề kháng để phòng ngừa và chống lại các tế bào lạ trong cơ thể bằng một số giải pháp phòng ngừa sau: 
- Luyện tập thể thao (giữ cho cơ thể được săn chắc nhưng không được thiếu dinh dưỡng; nên vận động cơ thể ít nhất 30 phút/ngày);
- Ăn thực phẩm sạch, giảm chất béo, tinh bột, ăn nhiều chất xơ (hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều năng lượng, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều đường, ít chất xơ, nhiều chất béo; tránh những thức uống có chứa nhiều đường; ăn nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc và đậu; hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, thịt cừu và tránh các loại thịt chế biến sẵn; hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối); 
- Sống lành mạnh, sạch sẽ; 
- Không hút thuốc; 
- Tiêm vaccine phòng viêm gan B, HPV.
- Khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư và bổ sung dưỡng chất và khoáng chất đầy đủ cho cơ thể.

Nam Anh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư