Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc tạo nguồn máu nhân tạo “vô hạn”

Liệu pháp tế bào gốc có thể được ứng dụng để tạo ra nguồn máu nhân tạo

Làm sao để lưu trữ miễn phí tế bào máu cuống rốn

Bỏ đi cuống rốn, bỏ đi bảo hiểm sinh học trọn đời

Những điều cần biết về ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu

Liệu pháp tế bào gốc: 5 khám phá mới trong việc điều trị bệnh

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Mỹ đã có thể kết hợp nhiều loại tế bào gốc khác nhau, có khả năng tạo ra nhiều tế bào máu khi thử nghiệm trên chuột. Đây là một bước quan trọng hướng tới việc tạo ra nguồn máu nhân tạo dồi dào cho những bệnh nhân mắc các rối loạn về máu di truyền.

Liệu pháp tế bào gốc có thể được sử dụng để chỉnh sửa các gene lỗi cho người bệnh rối loạn máu, đồng thời có thể được sử dụng để tạo nguồn máu nhân tạo từ tế bào của những người hiến tặng.

TS. George Daley, tác giả nghiên cứu chính từ Trường Y Harvard cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu lĩnh vực này trong hơn 20 năm. Giờ đây chúng ta đã có thể tạo ra nguồn máu nhân tạo - một bước tiến lớn trong việc điều trị các bệnh rối loạn về máu di truyền”.

Liệu pháp tế bào gốc có thể giúp tạo nguồn máu nhân tạo dồi dào

Về cơ bản, tế bào gốc có thể biến đổi thành bất kỳ loại tế bào nào. Trước đây chúng ta đã có thể biến các tế bào gốc trở thành tế bào máu, nhưng quá trình này chỉ có thể sản xuất lượng máu nhân tạo rất ít, không đủ để sử dụng trong thực tế. Cụ thể, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh được công bố hồi tháng 3 năm ngoái cho thấy họ đã có thể sản xuất khoảng 50.000 tế bào hồng cầu bằng cách sử dụng liệu pháp tế bào gốc. Tuy nhiên, 1 túi máu trung bình có chứa khoảng 1 nghìn tỷ tế bào máu.

Một vấn đề nữa các nhà khoa học phải giải quyết, đó là nguy cơ các tế bào máu nhân tạo có thể phát triển thành tế bào ung thư. Một đặc điểm quan trọng của tế bào máu là chúng có thể “tự làm mới” và tự nhân lên trong cơ thể. Đây cũng chính là các đặc điểm của một tế bào ung thư.

Trong một nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học từ Đại học Cornell (Mỹ) đã có thể tạo ra nguồn máu nhân tạo cho chuột, nuôi sống các con chuột thành công với nguồn máu nhân tạo này.

Ở những con chuột đã bị lấy đi các tế bào miễn dịch, nguồn máu nhân tạo cũng có thể tạo ra các tế bào miễn dịch mới. Các nhà khoa học hy vọng phát hiện này có thể giúp áp dụng vào phát triển biện pháp điều trị cho những người bị rối loạn miễn dịch.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ được tiến hành trên động vật mà chưa sẵn sàng để thử nghiệm trên người. Chính vì vậy, trước khi có thêm các nghiên cứu mới, các chuyên gia vẫn kêu gọi người dân tham gia hiến máu cứu người. Theo thống kê của Hội Chữ thập đỏ (Mỹ), mỗi 2 giây lại có 1 người cần hiến máu; Mỗi ngày cần khoảng 36.000 túi máu. 

Vi Bùi H+ (Theo MedicalDaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn