​Tại sao không cần nêm muối vào thức ăn dặm của bé?

Với trẻ dưới 1 tuổi, không cần nêm muối vào thức ăn dặm của trẻ

Ăn dặm đúng cách để bé khỏe lớn nhanh

Ăn dặm đúng cách để bé khỏe lớn nhanh

Mẹ thiếu sữa, có nên cho bé ăn dặm sớm?

Có nên cho gia vị vào đồ ăn dặm của trẻ?

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu Natri được khuyến nghị cho các bé từ 6 - 12 tháng là 200mg và nhu cầu muối hàng ngày sẽ được tính từ nhu cầu Natri.

Chế độ ăn trung bình của lứa tuổi này gồm khoảng 600 - 800ml sữa và từ 1 đến 4 chén bột, tùy theo lứa tuổi. Một lít sữa có 240mg Natri, một chén bột ngọt chế biến có 75mg Natri và một chén bột mặn chế biến có 20mg Natri. Như vậy, nếu bé uống 800ml sữa và ăn 2 chén bột ngọt hay mặn sẽ có từ 230 đến 340mg Natri, nếu bé uống 600ml sữa và ăn 3 chén bột thì sẽ có từ 200 đến 370mg Natri.

Rõ ràng là dù chưa nêm muối vào thức ăn dặm thì lượng Natri trong thực phẩm tự nhiên đã đủ cho nhu cầu hàng ngày của bé rồi, thậm chí còn dư nữa. Tuy nhiên lượng muối dư trong thực phẩm này sẽ được thận của bé thải ra và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu nêm thêm muối thì thận chưa trưởng thành của bé phải làm việc nhiều hơn, sẽ dư thừa muối và làm bé khát nước, biếng ăn, mệt mỏi và nguy cơ tăng huyết áp sau này. Ngoài ra, các loại gia vị giàu Natri khác như nước mắm, bột nêm, nước tương đều không cần thiết đối với bé.

Do vậy, các bà mẹ nên nhớ là KHÔNG cần nêm thêm muối vào thức ăn dặm của bé từ 6 - 12 tháng tuổi để có sức khỏe tốt và một trái tim khỏe mạnh sau này.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ